Truy cập nội dung luôn
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang online: 779
Lượt truy cập trong tuần: 1266
Lượt truy cập trong tháng: 293229
Lượt truy cập trong năm: 3301116
Tổng số truy cập: 13926735

TIN TỨC SỰ KIỆN NỔI BẬT TIN TỨC SỰ KIỆN NỔI BẬT

Chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập quận Thanh Xuân (28/12/1996 - 28/12/2021) BÀI 5: QUẬN THANH XUÂN THỰC HIỆN HIỆU QUẢ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Ngày đăng 21/12/2021 | 10:30  | Lượt xem: 1341

Sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước đã làm nên sự tăng trưởng kinh tế liên tục của quận Thanh Xuân trong những năm qua.

Trước khi thành lập quận Thanh Xuân, trên địa bàn tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp từng là niềm tự hào của Thủ đô Hà Nội. Nền kinh tế quận phát triển theo đúng định hướng cơ cấu công nghiệp - dịch vụ. Cùng với sự phát triển của thủ đô, các ngành công nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong ngành kinh tế. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước cũng đang phát triển mạnh cả về quy mô, số lượng, giá trị sản lượng và hiệu quả. Sản phẩm của các nhà máy như liên doanh ô tô Hòa Bình, Giầy vải Thượng Đình, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty may 40... không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn là những mặt hàng xuất khẩu đến thị trường nhiều nước trên thế giới.

Trong xu thế di dời các nhà máy và cơ sở sản xuất ra ngoại thành theo chủ trương chung của Chính phủ, quận cũng đang dần chuyển đổi sang cơ cấu kinh tế dịch vụ công nghiệp. Các dịch vụ mới phát triển nhanh chóng như tài chính, ngân hàng, thương mại, cho thuê nhà, khám chữa bệnh, đào tạo nghề... tạo thành một bức tranh kinh tế phong phú, đa dạng và khởi sắc.

Cơ cấu kinh tế phát triển, đặc biệt là Thương mại - Dịch vụ,
nhiều dịch vụ phát triển nhanh nhất là các ngân hàng, Trung tâm thương mại

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Quận ủy đã xây dựng và lãnh đạo triển khai Chương trình số 02-CTr/QU về “Phát triển kinh tế - xã hội quận Thanh Xuân, giai đoạn 2015 - 2020”; thực hiện tốt các chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vi mô, đảm bảo an sinh xã hội. Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế được đầu tư, quan tâm.

Kinh tế trên địa bàn tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá ở tất cả các ngành; tốc độ tăng trưởng bình quân 9,0%/năm, trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 8%/năm; giá trị sản xuất dịch vụ tăng 9,64%/năm, hoạt động dịch vụ được mở rộng về quy mô, chất lượng từng bước được nâng lên. Thành phần kinh tế tư nhân ngày càng phát triển; đến năm 2020, có trên 13.500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động (tăng 40% so với năm 2015); trên 8.800 hộ kinh doanh (tăng 15% so với năm 2015). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp (chiếm 40,3%; giảm 11,3% so với năm 2015); tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ (chiếm 59,7%; tăng 11,3% so với năm 2015).

  

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận đạt kết quả tốt, 03 năm liền (2015, 2016, 2017) vượt kế hoạch Thành phố giao. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 26.595 tỷ đồng bình quân tăng 19,65%/năm so với kế hoạch Thành phố giao và chỉ tiêu Đại hội V đề ra. Chỉ tiêu thu ngân sách đạt 1.209,774 tỷ đồng/năm, bảo đảm và tập trung vào những mục tiêu, lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, thực hiện các chính sách an sinh, xã hội.

Công tác CCHC trong kê khai, đăng ký thuế được đẩy mạnh

Năm 2021, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 91.156,808 tỷ đồng (tăng 6,6 % so với cùng kỳ năm 2020), trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và ngành công nghiệp và xây dựng đạt 49.576 tỷ đồng (tăng 44% so với cùng kỳ năm 2020); giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ đạt 41.580 tỷ đồng (tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020). Cấp mới, cấp đổi 1.315 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020). Triển khai hiệu quả Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn quận.

Thu ngân sách đạt kết quả tốt, tính đến ngày 27/11/2021 đạt 4.283 tỷ 936 triệu đồng, bằng 102,21% so với kế hoạch Thành phố giao; ước cả năm 2021 thu đạt 4.530 tỷ 758 triệu đồng, bằng 108,10% so với kế hoạch Thành phố giao. Nếu chỉ tính các khoản thu Thành phố giao dự toán, tính đến ngày 27/11/2021 đạt 4.074 tỷ 086 triệu đồng, bằng 97,2% so với kế hoạch Thành phố giao. Ước thực hiện năm 2021, thu đạt 4.307 tỷ 089 triệu đồng, bằng 102,77% so với kế hoạch Thành phố giao.

BIỂU ĐỒ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2021

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Trong những năm tiếp theo, quận Thanh Xuân xác định tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh đảm bảo thông thoáng, an toàn, thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo điều kiện phát triển mô hình kinh tế chia sẻ theo đề án, định hướng của Chính phủ. Tập trung phát triển các dịch vụ chất lượng cao (trung tâm thương mại, siêu thị, thương mại điện tử và ngân hàng) trên nền tảng công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến, là động lực mới để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Lễ khai mạc Hội chợ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
quận Thanh Xuân năm 2018

Thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp thu ngân sách; tập trung rà soát, khai thác các nguồn thu, đối tượng thu, mức thu của các sắc thuế và lệ phí; từng bước áp dụng các biện pháp khuyến khích nộp thuế điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử trong công tác thu ngân sách Nhà nước; tạo điều kiện công bằng cho người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế phát triển. Thường xuyên kiện toàn Hội đồng tư vấn thuế các phường, tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp công tác giữa các đơn vị làm nhiệm vụ thu ngân sách. Phấn đấu đạt và vượt mức kế hoạch thu ngân sách hằng năm, chống thất thu ngân sách, xử lý nghiêm các vi phạm về thuế.

Chủ động xây dựng dự toán chi ngân sách theo quy định, đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển quận hàng năm và cả nhiệm kỳ; tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư về hạ tầng giao thông đô thị, giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc. Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện chi ngân sách của các đơn vị dự toán, tăng cường hiệu quả quản lý tài sản công.

Trung tâm thương mại Royal city trên địa bàn phường Thượng Đình là trung tâm thương mại lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời điểm khai trương năm 2013

Trung tâm thương mại Hà Nội Centerpoint nằm trên trục đường Lê Văn Lương - điểm đến mới của người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân

Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, chú trọng phát triển các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; khuyến khích, tạo điều kiện để hình thành các tuyến phố buôn bán chuyên ngành hàng, đảm bảo văn minh đô thị. Tăng cường công tác quản lý thị trường, đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 của Quận; thường xuyên kiểm tra, đấu tranh có kết quả với các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ xuất xứ, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hàng hoá sản xuất trong nước, tạo môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của thị trường.

Hoạt động sản xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận

 

Ban biên tập cuốn kỷ yếu 25 năm thành lập quận Thanh Xuân

 

Bản đồ số

 
















Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?