LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Tên thủ tục | Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản |
Trình tự thực hiện | Bước 1. Nộp hồ sơ Thương nhân đề nghị nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân. Trường hợp thương nhân nộp trực tiếp, công chức một cửa hướng dẫn công dân thao tác trên hệ thống máy tính của đơn vị (nếu có) hoặc chủ động thao tác trên hệ thống đối với hồ sơ nộp qua đường bưu chính Bước 2. Tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ: ½ ngày Công chức một cửa tiếp nhận hồ sơ trên hệ thống và thực hiện kiểm tra - Nếu các thông tin khai báo và file đính kèm trên hệ thống chưa đầy đủ, chính xác theo quy định, Công chức một cửa thông báo và gửi hướng dẫn thương nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo mẫu số 02. - Nếu từ chối nhận hồ sơ, Công chức một cửa gửi thông báo và nêu rõ lý do theo mẫu số 03. - Nếu các thông tin khai báo và file đính kèm trên hệ thống đầy đủ, chính xác theo quy định, Công chức một cửa tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 01, lập phiếu kiểm soát theo mẫu số 05, cập nhật sổ theo dõi theo mẫu số 06 và tích chuyển hồ sơ trên hệ thống tới lãnh đạo phòng Kinh tế. Ghi chú: Các mẫu 01, 02, 03 được CBCC một cửa lập trên hệ thống và gửi cho Thương nhân qua địa chỉ thư điện tử mà Thương nhân đã đăng ký. Phiếu kiểm soát theo mẫu 05 được lập và xác thực trên hệ thống có giá trị như các phiếu kiểm soát quá trình bản giấy có chữ ký của các đơn vị liên quan Bước 3: Phân công thụ lý hồ sơ: ½ ngày Lãnh đạo phòng Kinh tế duyệt hồ sơ, phân công chuyên viên thụ lý hồ sơ và tích chuyển trên hệ thống. Bước 4: Thẩm định hồ sơ: 8 ngày (Trường hợp chưa được thẩm định, xếp loại); 3 ngày (Trường hợp đã được thẩm định, xếp loại A,B) Chuyên viên được phân công thụ lý tiếp nhận hồ sơ trên hệ thống và thực hiện xem xét, thẩm định - Nếu hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần giải trình và bổ sung, chuyên viên thụ lý hồ sơ dự thảo văn bản yêu cầu bổ sung theo mẫu 02 hoặc lý do từ chối theo mẫu 03 trình lãnh đạo phòng. - Nếu đảm bảo yêu cầu: Thực hiện xác minh thực tế và chuyển bước tiếp theo. Bước 5: Báo cáo kết quả thẩm định: 03 ngày (Trường hợp chưa được thẩm định, xếp loại); 1 ngày (Trường hợp đã được thẩm định, xếp loại A,B) Chuyên viên thụ lý hồ sơ hoàn thiện giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tích chuyển trên hệ thống đồng thời in bản cứng trình lãnh đạo phòng xem xét. Ghi chú: Trường hợp hồ sơ bị chậm muộn thì phải kèm theo phiếu xin lỗi mẫu số 04. Bước 6. Xem xét kết quả thẩm định: 2 ngày(Trường hợp chưa được thẩm định, xếp loại); 1 ngày (Trường hợp đã được thẩm định, xếp loại A,B) Lãnh đạo phòng tiếp nhận kết quả thẩm định, xem xét hồ sơ - Nếu đồng ý, thực hiện ký Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản - Nếu không đồng ý, chuyển lại chuyên viên thụ lý hồ sơ và nêu rõ lý do. Bước 7. Đóng dấu & sao lưu: 1 ngày Chuyên viên thụ lý hồ sơ tiếp nhận kết quả, chuyển văn thư vào số, đóng dấu, phát hành văn bản. Thực hiện nhân bản và thống kê, theo dõi, lưu trữ tại phòng theo quy định. Chuyển kết quả về Bộ phận TN&TKQ. Bước 8. Trả kết quả: Thông báo và trả kết quả cho Thương nhân, thực hiện thu phí theo quy định (nếu có) và yêu cầu Thương nhân ký sổ theo mẫu 06. Tích kết thúc trên phần mềm. |
Cách thức thực hiện | - Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính UBND quận Thanh Xuân - Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Hà Nội (dichvucong.hanoi.gov.vn) - Cách 3: Gửi qua dịch vụ bưu chính công ích |
Thành phần, số lượng hồ sơ | Hồ sơ đăng ký bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; b) Bản thuyết minh về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở; * Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | + Trường hợp cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. + Trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. *Ghi chú: Đối với các trường hợp phải bổ sung hồ sơ sau khi nộp thì thời gian bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định |
Đối tượng thực hiện | Là hộ sản xuất, kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. |
Cơ quan thực hiện | Phòng Kinh tế quận |
Kết quả thực hiện | Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản |
Phí | Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: 700.000 đồng/cơ sở (Theo Thông tư số 286/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính). |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục V - Bản thuyết minh về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Yêu cầu, điều kiện |
|
Cơ sở pháp lý | - Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010; - Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. - Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ; - Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Quyết định 751/QĐ-BNN-QLCL ngày 6/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố TTHC thay thế lĩnh vực quản lý chất lượng NLTS thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. - Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 5/6/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội - Quyết định số 3594/QĐ-BNN-VP ngày 20/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|