LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

13. Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
Publish date 10/05/2023 | 10:00  | Lượt xem: 40

1

Tên thủ tục hành chính (TTHC)

Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh

2

Trình tự thực hiện

Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận Một cửa), chuyển giao Phòng Quản lý đô thị.

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên trang https://dichvucong.hanoi.gov.vn/ . Bộ phận một cửa chuyển giao Phòng Quản lý đô thị.

Phòng Quản lý đô thị thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa, soạn thảo kết quả giải quyết, trình Lãnh đạo ủy ban quận.

Lãnh đạo ủy ban quận ký kết quả giải quyết, chuyển Phòng Quản lý đô thị.

Phòng Quản lý đô thị hoàn thiện hồ sơ và chuyển kết quả giải quyết cho Bộ phận Một cửa.

Bộ phận Một cửa vào số, đóng dấu, trả kết quả cho Chủ đầu tư.

3

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của UBND quận hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại trang https://dichvucong.hanoi.gov.vn/

4

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; (nêu rõ vị trí, địa điểm, chủng loại cây, kích thước và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh)

- Sơ đồ, vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;

- Ảnh màu chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển; (thể hiện rõ hình dáng toàn bộ cây xanh và vị trí, tình trạng cây xanh thể hiện sự nguy hiểm);

- Nếu là dự án: các Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền phê duyệt; bản vẽ mặt bằng thiết kế được cơ qua có thẩm quyền phê duyệt trong đó thể hiện vị trí cây xanh nằm trong công trình xây dựng (Bản sao);

- Nếu công trình xây dựng là của hộ gia đình, cá nhân: bản vẽ mặt bằng thiết kế được cơ qua có thẩm quyền phê duyệt trong đó thể hiện vị trí cây xanh nằm trong công trình xây dựng; Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (Bản sao);

- Nếu là đấu nối đường giao thông: Văn bản chấp thuận đấu nối giao thông của cấp có thẩm quyền cho phép; bản vẽ chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (Bản sao);

*Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5

Thời gian giải quyết

- 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp đề nghị chặt hạ, dịch chuyển cây thông thường (số lượng từ 10 cây trở xuống, không phải là cây quý hiếm, cây cổ thụ, không có biểu hiện phá hoại làm cây chết).

+Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ: 0,5 ngày.

+Phòng Quản lý đô thị: 05 ngày

+ Lãnh đạo UBND quận duyệt: 01 ngày

+ Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ: 0,5 ngày.

- 14 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp đặc biệt sau:

+ Cây có biểu hiện bị phá hoại cần phải điều tra xác minh.

+ Dịch chuyển, chặt hạ cây với số lượng lớn hơn 10 cây (không bao gồm cây chết); cây quý hiếm (cây có nguồn gen đặc biệt và giá trị kinh tế cao đã được ghi tên vào sách đỏ Việt Nam phần thực vật theo Nghị định số  số  06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ); cây di sản, cây cổ thụ (cây có đường kính thân tại vị trí 1,3m lớn hơn 50cm; D1.3 >50cm) phải báo cáo UBND thành phố Hà Nội chấp thuận.

+ Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ: 0,5 ngày.

+Phòng Quản lý đô thị: 11 ngày

+ Lãnh đạo UBND quận duyệt: 02 ngày

+ Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ: 0,5 ngày

* Trong trường hợp từ chối, phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.

6

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND quận .

- Cơ quan thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị quận.

7

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức, cá nhân.

8

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

9

Lệ phí

Không

10

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh.

11

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh nằm trên địa bàn 01 huyện và địa bàn thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp huyện;trình hoặc dự án đấu nối giao thông cần phải giải phóng mặt bằng.

12.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội;

- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;

  - Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;

- Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2005/TT-BXD;

- Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 hướng dẫn thi hành một số quy định của nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Nghị quyết định số 21/2022/NQ-HĐND ngày 12/9/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 864/QĐ-UBND ngày 10/02/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục TTHC thuộc phạm vi chức năng QLNN của Sở Xây dựng Hà Nội;

- Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 31/01/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ủy quyền cho UBND cấp huyện giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Thành phố;

- Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 07/4/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt các quy trình nội bộ giải quyết TTHC lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng Hà Nội

 - Quyết định 4610/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 của thành phố Hà Nội về việc phê duyệt phương án ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi của UBND quận Hà Nội;

- Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn TP Hà Nội.