- Quận ủy
- Hội đồng nhân dân
-
Ủy ban nhân dân
- Lãnh đạo UBND
- Ủy viên UBND
- Phân công nhiệm vụ lãnh đạo UBND
-
Phòng ban đơn vị trực thuộc
-
Các phòng chuyên môn
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
- Phòng Nội vụ
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Quản lý đô thị
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phòng Văn hóa và Thông tin
- Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Y tế
- Thanh tra quận
- Phòng Tư pháp
- Phòng Kinh tế
- Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị
- Các đơn vị thuộc quận
-
Các phòng chuyên môn
- Các phường
- UBMTTQ và các đoàn thể
-
Các đơn vị phối quản
- Công an Quận
- Ban Chỉ huy Quân sự quận
- Viện Kiểm sát nhân dân
- Tòa án nhân dân
- Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
- Chi cục thuế
- Chi cục thống kê
- Chi cục thi hành án dân sự
- Ngân hàng chính sách xã hội
- Bảo hiểm xã hội
- Đội quản lý thị trường số 12
- Đội Thanh tra Giao thông vận tải
- Trung tâm Y tế
- Trạm Chăn nuôi và Thú y
- Trường THPT Nhân Chính
- Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Trường TC Nông Nghiệp Hà Nôi
- Trường Trung cấp sư phạm mẫu giáo - nhà trẻ Hà Nội
- Trường TC Bách nghệ
- Bệnh viện Điều dưỡng PHCN
- Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thanh Xuân
- Các tổ chức XH, nghề nghiệp
-
Khối các trường học
-
Khối Mầm non
- Trường MN Thanh Xuân Bắc
- Trường MN Thanh Xuân Nam
- Trường MN Tràng An
- Trường MN Tuổi Thơ
- Trường MN Tuổi Hoa
- Trường MN Thăng Long
- Trường MN Ánh Sao
- Trường MN Khương Đình
- Trường MN Khương Trung
- Trường MN Nhân Chính
- Trường MN Họa My
- Trường MN Tuổi Thần Tiên
- Trường MN Phương Liệt
- Trường MN Sơn Ca
- Trường MN Sao Sáng
- Trường MN Hoa Hồng
- Trường MN Thanh Xuân Trung
- Trường MN Bình Minh
- Trường MN Ánh Dương
- Trường MN Nguyễn Tuân
- Khối Tiểu học
-
Khối Trung học cơ sở
- Trường THCS Thanh Xuân
- Trường THCS Phan Đình Giót
- Trường THCS Việt Nam - Angiêri
- Trường THCS Thanh Xuân Nam
- Trường THCS Hạ Đình
- Trường THCS Khương Đình
- Trường THCS Khương Mai
- Trường THCS Nguyễn Trãi
- Trường THCS Nhân Chính
- Trường THCS Phương Liệt
- Trường THCS Kim Giang
- Trường THCS Thanh Xuân Trung
- Trường THCS Nguyễn Lân
-
Khối Mầm non
-
Danh mục TTHC
-
Cấp quận
- Lĩnh vực Công thương
- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo
- Lĩnh vực Lao động - Thương binh xã hội
- Lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch
- Lĩnh vực Nội vụ
- Lĩnh vực Quản lý đô thị
- Lĩnh vực Thanh tra
- Lĩnh vực Tư Pháp
- Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
- Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin
- Lĩnh vực Y tế
- Lĩnh vực Nông nghiệp
- Lĩnh vực Viễn thông và Internet
- Lĩnh vực Tôn giáo
- Lĩnh vực Tổ chức phi chính phủ
- Lĩnh vực Văn hóa cơ sở
- Lĩnh vực Thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Đường thủy nội địa
- Lĩnh vực đường Thủy nội địa
- Lĩnh vực Hợp tác xã
- Lĩnh vực tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước
- Lĩnh vực đăng ký kinh doanh
- Lĩnh vực đường bộ
-
Cấp phường
- Lĩnh vực Nội vụ
- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
- Lĩnh vực Thanh tra
- Lĩnh vực Y tế
- Lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
- Lĩnh vực Tư Pháp
- Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin
- Lĩnh vực Địa chính - Đô thị - Môi trường
- Lĩnh vực Đấu thầu
- Lĩnh vực Tài chính
- Lĩnh vực tôn giáo
- Lĩnh vực Thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Đường Thủy nội địa
- Phòng chống thiên tai
- Liên thông
-
Cấp quận
- Hỏi đáp Thủ tục hành chính
- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội
- Cổng dịch vụ công quốc gia
Liên kết Website
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
UBND Quận
Tiếp công dân
024.62933647
Giải quyết TTHC
024.38585652
An toàn thực phẩm
0868216873
CÁC DỊCH VỤ CỘNG ĐỒNG
Thống kê truy cập
Di tích lưu niệm Bác Hồ về thăm nhà máy cơ khí Hà Nội, nay là Công ty cổ phần Cơ khí Hà Nội, địa chỉ số 74 đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời ngay từ những ngày đầu tạo dựng nền công nghiệp non trẻ của nước ta với sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô anh em. Nhà máy được xây dựng trong gần 3 năm (từ 15-12-1955 đến 12-4-1958) và cùng với ngành công nghiệp cả nước bước vào thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1958-1960.
Trải qua quá trình phát triển, nhà máy cơ khí Hà Nội đã 9 lần được đón Bác về thăm và làm việc. Đó là các ngày:
- Ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất (18-2-1958), lần đầu tiên Bác về thăm và chúc tết cán bộ công nhân nhà máy. Bác đã ân cần khuyên bảo cán bộ, công nhân nhà máy: "Chi bộ Đảng, Chi đoàn thanh niên và Công đoàn phải phối hợp chặt chẽ, lãnh đạo công nhân thi đua thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước. Trong phong trào thi đua, phải khen thưởng kịp thời và phải biết phê bình để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót. Sinh hoạt và tác phong của cán bộ phải giản dị, gần gũi, thân mật với công nhân. Công nhân thì phải thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, lấy kế hoạch sản xuất mà nhà máy đã giao làm mức phấn đấu thực hiện".
- Sau khi Bác nói xong, tất cả cán bộ, công nhân đều vỗ tay hồi lâu, rất xúc động và thành kính chúc Bác năm mới sức khoẻ, sống lâu.
- Từ ngày 12-4-1958, nhà máy khánh thành và chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ lúc bấy giờ là sản xuất các loại máy công cụ có độ chính xác cấp 2 để trang bị cho ngành cơ khí non trẻ của nước ta, đáp ứng yêu cầu khôi phục và phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò của nhà máy trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện công nghiệp hóa nước nhà.
- Ngày 30-8-1958, một lần nữa Bác về thăm nhà máy, Bác nói chuyện với cán bộ, công nhân ở trước cửa phòng thiết kế và phân xưởng mộc mẫu. Sau khi ân cần thăm hỏi mọi người, Bác đã thẳng thắn phê bình cán bộ công nhân nhà máy, Bác nói kế hoạch đề ra 2 phần mà làm không đầy một nửa... nếu như nhà máy điện, nhà máy nước cũng như thế, nhà máy này có điện, có nước mà dùng không?...".
- Cán bộ, công nhân nhà máy đều thấm thía lời Bác dạy và sau lần Bác về thăm, phong trào thi đua làm theo lời Bác được phát động sâu rộng trong toàn nhà máy.
- Ngày 25-12-1958, nhà máy lại vinh dự đón Bác về thăm lần thứ 3. Bác khen ngợi tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân nhà máy đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng Người vẫn nhắc nhở: "Đây mới là thành tích bước đầu, công nhân và cán bộ phải cố gắng hơn nữa... không nên vì thành tích bước đầu mà tự kiêu, tự mãn... Cần phải đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp, đẩy mạnh đấu tranh tư tưởng hơn nữa. Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt, phải làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn thắng, tư tưởng cá nhân chủ nghĩa hoàn toàn thất bại". Lần này Bác còn giao trách nhiệm: "Nhà máy cơ khí Hà Nội có đông đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động hơn các xí nghiệp khác, đó là một điều kiện thuận lợi, Bác giao trách nhiệm cho cán bộ và công nhân phải làm cho nhà máy trở thành một nhà máy kiểu mẫu".
- Ngày 24-3-1959, nhà máy vinh dự đón Bác về thăm cùng Tổng thống Ấn Độ Pra-xát. Lần này Người đã trồng cây vú sữa làm kỷ niệm tại nhà máy.
- Ba tháng sau, ngày 27-6-1959, lần thứ 5 nhà máy vinh dự được đón Người về thăm. Lần này, Người cùng đi với Tổng thống Inđônêxia là Ngài Xucácnô.
- Ngày 17-1-1960, lần thứ 6 Bác về thăm nhà máy. Hôm đó là ngày chủ nhật, Bác vào thăm nhà ăn tập thể, khu tập thể, ân cần thăm hỏi sức khoẻ toàn thể cán bộ, công nhân nhà máy. Các đồng chí lãnh đạo của nhà máy cũng như toàn thể cán bộ, công nhân nhà máy đều vô cùng xúc động trước sự quan tâm của Người, và lấy làm ân hận do cách tổ chức của nhà máy chưa tốt nên nơi ăn, chốn ở còn luộm thuộm. Ngày hôm sau, Đảng uỷ nhà máy đã ra Nghị quyết vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, thực hiện tốt lời căn dặn của Người. Phong trào ngày càng đi vào nề nếp.
- Ngày 2-2-1960, Bác Hồ cùng ông bà luật sư Lôdơbai (người đã từng bào chữa trắng án cho Bác ở toà án Anh tại Hồng Kông) và con gái luật sư đến thăm nhà máy. Bác khen nhà máy hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước năm 1959; nhưng lần này Bác đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý và vai trò làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân. Bác phê bình việc quản lý vật tư chưa tốt, còn để lãng phí. Nói chuyện xong, Bác qua khu tập thể thăm chỗ ở của công nhân cơ khí tại nhà B, thăm vườn trẻ ở nhà 1 tầng, thăm lớp mẫu giáo và chia kẹo cho các cháu.
- Tối 20-10-1960, cán bộ, công nhân nhà máy đến dự khai giảng năm học bổ túc văn hoá mới 1960-1961. Trong đêm khai giảng, Bác đã về thăm lần thứ 8. Bác đã xuống hội trường dự khai giảng và gửi lại 10 huy hiệu để tặng cho những người có thành tích học tập bổ túc văn hoá tốt nhất.
- Ngày 12-3-1963, Bác Hồ về thăm nhà máy lần thứ 9 cùng với vua Lào Vátthava và nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy tại khán đài ở phân xưởng cơ điện.
- Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm từ 1958-1963, Bác đã về thăm nhà máy 9 lần. Đây thực sự là sự quan tâm hết sức to lớn của Đảng, Bác Hồ đối với nhà máy cơ khí còn non trẻ - con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam.
- Năm 2000, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhật Bác, Công ty đã cho gắn biển ghi lại những lần Người về thăm nhà máy ngay cạnh gốc cây vú sữa Người trồng năm xưa; năm 2001 đã dựng tượng đài Bác giữa khoảng sân vườn phía trong nhà máy tạo nên một khu vực trang nghiêm. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các lễ dâng hương, tưởng niệm, mít tinh, báo công với Người.