- Quận ủy
- Hội đồng nhân dân
-
Ủy ban nhân dân
- Lãnh đạo UBND
- Ủy viên UBND
- Phân công nhiệm vụ lãnh đạo UBND
-
Phòng ban đơn vị trực thuộc
-
Các phòng chuyên môn
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
- Phòng Nội vụ
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Quản lý đô thị
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phòng Văn hóa và Thông tin
- Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Y tế
- Thanh tra quận
- Phòng Tư pháp
- Phòng Kinh tế
- Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị
- Các đơn vị thuộc quận
-
Các phòng chuyên môn
- Các phường
- UBMTTQ và các đoàn thể
-
Các đơn vị phối quản
- Công an Quận
- Ban Chỉ huy Quân sự quận
- Viện Kiểm sát nhân dân
- Tòa án nhân dân
- Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
- Chi cục thuế
- Chi cục thống kê
- Chi cục thi hành án dân sự
- Ngân hàng chính sách xã hội
- Bảo hiểm xã hội
- Đội quản lý thị trường số 12
- Đội Thanh tra Giao thông vận tải
- Trung tâm Y tế
- Trạm Chăn nuôi và Thú y
- Trường THPT Nhân Chính
- Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Trường TC Nông Nghiệp Hà Nôi
- Trường Trung cấp sư phạm mẫu giáo - nhà trẻ Hà Nội
- Trường TC Bách nghệ
- Bệnh viện Điều dưỡng PHCN
- Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thanh Xuân
- Các tổ chức XH, nghề nghiệp
-
Khối các trường học
-
Khối Mầm non
- Trường MN Thanh Xuân Bắc
- Trường MN Thanh Xuân Nam
- Trường MN Tràng An
- Trường MN Tuổi Thơ
- Trường MN Tuổi Hoa
- Trường MN Thăng Long
- Trường MN Ánh Sao
- Trường MN Khương Đình
- Trường MN Khương Trung
- Trường MN Nhân Chính
- Trường MN Họa My
- Trường MN Tuổi Thần Tiên
- Trường MN Phương Liệt
- Trường MN Sơn Ca
- Trường MN Sao Sáng
- Trường MN Hoa Hồng
- Trường MN Thanh Xuân Trung
- Trường MN Bình Minh
- Trường MN Ánh Dương
- Trường MN Nguyễn Tuân
- Khối Tiểu học
-
Khối Trung học cơ sở
- Trường THCS Thanh Xuân
- Trường THCS Phan Đình Giót
- Trường THCS Việt Nam - Angiêri
- Trường THCS Thanh Xuân Nam
- Trường THCS Hạ Đình
- Trường THCS Khương Đình
- Trường THCS Khương Mai
- Trường THCS Nguyễn Trãi
- Trường THCS Nhân Chính
- Trường THCS Phương Liệt
- Trường THCS Kim Giang
- Trường THCS Thanh Xuân Trung
- Trường THCS Nguyễn Lân
-
Khối Mầm non
-
Danh mục TTHC
-
Cấp quận
- Lĩnh vực Công thương
- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo
- Lĩnh vực Lao động - Thương binh xã hội
- Lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch
- Lĩnh vực Nội vụ
- Lĩnh vực Quản lý đô thị
- Lĩnh vực Thanh tra
- Lĩnh vực Tư Pháp
- Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
- Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin
- Lĩnh vực Y tế
- Lĩnh vực Nông nghiệp
- Lĩnh vực Viễn thông và Internet
- Lĩnh vực Tôn giáo
- Lĩnh vực Tổ chức phi chính phủ
- Lĩnh vực Văn hóa cơ sở
- Lĩnh vực Thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Đường thủy nội địa
- Lĩnh vực đường Thủy nội địa
- Lĩnh vực Hợp tác xã
- Lĩnh vực tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước
- Lĩnh vực đăng ký kinh doanh
- Lĩnh vực đường bộ
-
Cấp phường
- Lĩnh vực Nội vụ
- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
- Lĩnh vực Thanh tra
- Lĩnh vực Y tế
- Lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
- Lĩnh vực Tư Pháp
- Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin
- Lĩnh vực Địa chính - Đô thị - Môi trường
- Lĩnh vực Đấu thầu
- Lĩnh vực Tài chính
- Lĩnh vực tôn giáo
- Lĩnh vực Thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Đường Thủy nội địa
- Phòng chống thiên tai
- Liên thông
-
Cấp quận
- Hỏi đáp Thủ tục hành chính
- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội
- Cổng dịch vụ công quốc gia
Liên kết Website
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
UBND Quận
Tiếp công dân
024.62933647
Giải quyết TTHC
024.38585652
An toàn thực phẩm
0868216873
CÁC DỊCH VỤ CỘNG ĐỒNG
Thống kê truy cập
Địa điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố thành lập Binh chủng Đặc công và Bia kỷ niệm Trường học sinh dân tộc miền Nam nay thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Đến với địa điểm di tích lưu niệm này đều rất thuận cho mọi phương tiện giao thông đường bộ, đi theo nhiều hướng như từ Ngã Tư Sở dọc theo đường Nguyễn Trãi đến km số 8 rẽ phải theo đường Khuất Duy Tiến chừng 800m là tới di tích.
- Địa điểm Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I trước kia là Trường học sinh dân tộc miền Nam, Trường cán bộ dân tộc Trung ương thuộc Ủy ban dân tộc Trung ương.
- Từ tháng 3 năm 1976, Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt trung cao cấp của Đảng, của nhà nước và các đoàn thể về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước… Khi tiếp nhận địa điểm này, Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã cải tạo cảnh quan, sân trường cho khang trang, xứng với tầm vóc tên gọi của di tích. Về cơ bản, các khu giảng đường, nơi sinh hoạt chính trị vẫn được giữ nguyên, nhất là khu hội trường và sân vận động. Tại đây, ngày 19-3-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Binh chủng Đặc công, xem buổi diễn tập của Binh chủng và chính thức công nhận Đặc công là một Binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đồng chí Nguyễn Thế Lương (tức Cao Pha) lúc bấy giờ là Cục phó Cục tình báo kiêm Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng giao nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức cuộc diễn tập và hướng dẫn Bác Hồ xem buổi diễn tập đầu tiên ấy, trước khi tuyên bố thành lập Binh chủng.
- Ngay trong 2 ngày 15 và 18-3, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp xuống thao trường chỉ đạo công tác chuẩn bị cho buổi diễn tập vào ngày 19-3.
- Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 19-3-1967, xe của Bác Hồ đã đến địa điểm diễn tập bằng đường bí mật. Trước khi xem diễn tập, Bác yêu cầu đồng chí Cao Pha đưa Bác đi kiểm tra các hầm trú ẩn tránh máy bay. Xong đâu đó, các đồng chí làm công tác tổ chức kê bàn ghế và bố trí để Bác cùng các đồng chí lãnh đạo ngồi xem ở hiên phía đông của Hội trường Trường Dân tộc Trung ương lúc bấy giờ.
- Thao trường là toàn bộ khu sân bóng chuyền của trường, trời tối, gió lạnh, ánh đèn pha quét liên tục tạo nên sự im lặng nhưng khẩn trương của buổi diễn tập. Đồng chí Cao Pha giới thiệu nội dung buổi diễn tập do đơn vị mẫu thuộc trung đoàn 426 huấn luyện đặc công thực hiện.
- Bác Hồ chăm chú theo dõi toàn bộ buổi diễn tập gồm các kỹ thuật: bí mật áp sát mục tiêu, vượt tường rào, đánh nước, luồn sâu… Sau đó, Bác và các đại biểu theo hướng dẫn đi cửa ngách phía đông vào Hội trường. Tại đây, sau tiếng vỗ tay vang lừng của bộ đội, Bác tươi cười ân cần thăm hỏi các chiến sĩ và các đơn vị sắp đi chiến đấu ở chiến trường xa. Bác hỏi các nữ chiến sĩ, anh nuôi và căn dặn: “Các cháu cố gắng đảm bảo cơm ngon canh ngọt để các chiến sĩ ta có sức khỏe đánh thắng kẻ thù”.
- Nói chuyện xong, Bác đưa ra bản huấn thị do chính tay Bác thảo, rất cô đọng, đầy đủ về tư tưởng, nguyên tắc chiến đấu, trong đó có câu: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt cần phải có cố gắng đặc biệt…”.
Trong đó, Bác lại nhấn mạnh từng điểm để các chiến sĩ đặc công dễ nhớ:
- Mưu trí phải đặc biệt linh hoạt.
- Kỹ thuật phải đặc biệt thuần thục.
- Lập trường chính trị phải đặc biệt vững vàng.
- Kỷ luật phải đặc biệt nghiêm minh.
- Quyết tâm thắng địch, quyết tâm tiêu diệt địch phải đặc biệt cao.
- Tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bộ đội đặc công đã được kết tinh trong bài nói thật ngắn gọn, súc tích và đã trở thành phương hướng xây dựng, tổ chức và chiến đấu của Binh chủng Đặc công.
- Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu, chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ cho Binh chủng Đặc công, trong đó nhắc nhiều lần đến 2 chữ “Đặc biệt”.
- Thay mặt Quân ủy trung ương và Bộ quốc phòng, trong bài nói chuyện của mình Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng đình: “Bộ đội đặc công ngày nay đã có vị trí xứng đáng, được Đảng công nhận là binh chủng quan trọng trong lực lượng vũ trang ta bên cạnh bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác”. Cuối cùng, Đại tướng chỉ thị phương hướng, mục tiêu phấn đấu của binh chủng đặc công là “Làm cho kỹ thuật đánh đặc công của chúng ta ngày càng trở nên một sức mạnh to lớn của cả lực lượng vũ trang của quần chúng nhân dân mà trong đó, đặc công là một nòng cốt, là binh chủng đi trước”.
- Trong không khí phấn khởi, xúc động, thay mặt cán bộ, chiến sĩ Binh chủng đặc công, đồng chí Cao Pha xin hứa với Bác và các đồng chí lãnh đạo ra sức xây dựng Binh chủng lớn mạnh không ngừng, luôn sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Quân đội giao cho.
- Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang ta, là bước nhảy vọt về mặt tổ chức, là nguồn cổ vũ lớn lao, tạo điều kiện cơ bản cho bộ đội Đặc công quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Quân đội nhân dân Việt Nam có thêm một binh chủng mới, binh chủng đặc biệt, độc đáo của Việt Nam, là sự kế thừa và phát triển tinh hoa nghệ thuật quân sự nước ta.
- Với những hoạt động và chiến công xuất sắc, ngày 3-6-1976, Binh chủng Đặc công đã được Quốc hội tuyên dương đơn vị Anh hùng lực Lượng vũ trang nhân dân và được tặng 16 chữ vàng:
“Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời - Mưu trí táo bạo - Đánh hiểm, thắng lớn”
- Hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I đã cải tạo lại, xây thêm một phòng nhỏ nữa về phía bên trái, nhưng cơ bản vẫn đảm bảo cảnh quan, giữ nguyên kiến trúc ban đầu như khi được đón Bác và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quân đội về thăm và làm việc.
- Trong khuôn viên chính, trước cửa hội trường, vào năm 2000, nhân dịp tổ chức lễ đón công nhận di tích của Thành phố Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Binh chủng Đặc công, quận Thanh Xuân đã tổ chức lễ gắn biển di tích: “Nơi đây Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, huấn thị cho cán bộ, chiến sĩ Đặc công và xem trình diễn kỹ thuật trong ngày thành lập binh chủng 19-3-1967”.
- Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô, ba đơn vị gồm Binh chủng Đặc công, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I và Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đã góp vốn đầu tư xây dựng Khu tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại di tích. Công trình gồm: Tượng Bác Hồ đúc bằng đồng với chiều cao 3,5m và bức phù điêu phía sau có diện tích 14,7m2.