Skip to Content
 
        
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

User Online: 779
Access in week: 12774
Access in month: 258271
Access in year: 3636103
Total visited: 14261722
Địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến tại bốt Lũ (phường Kim Giang)
Publish date 07/09/2020 | 10:00  | Lượt xem: 3819

Địa điểm lưu niệm sự kiện Cách mạng kháng chiến Bốt Lũ thuộc phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội (hồ Hoàn Kiếm), theo đường Hàng Bông, Lê Duẩn, Kim Liên, Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Nguyễn Trãi khoảng 500m, rẽ trái theo đường Kim Giang, bên dòng sông Tô Lịch khoảng 2 km đến UBND phường Kim Giang. Di tích Bốt Lũ cách UBND phường khoảng 100m.

Bốt Lũ là nơi tập kết vũ khí, khí tài là các chiến lợi phẩm thu được trong kháng chiến chống Pháp. Sau khi “Đoàn công tác Quân sự đặc biệt” được thành lập 19/5/1959; Trung úy Nguyễn Ngọc Linh phụ trách. Tổ quân giới gồm: 14 cán bộ, nhân viên làm việc không quản ngày đêm, để chuẩn bị cho chuyến hàng đầu tiên. Đoàn 559 lựa chọn Bốt Lũ làm kho và làm xưởng sửa chữa, hiệu chỉnh vũ khí và thí điểm cách bảo quản, đóng gói loại hàng đặc biệt này. Việc bao gói còn phải tính đến tình huống khi vận chuyển gặp địch, phải cất giấu trong nước, trong bùn đất. Những khẩu súng bộ binh được bọc bằng nhiều lần giấy nến rồi bỏ xuống đáy sông Tô Lịch, nhiều ngày sau vớt lên thấy vũ khí vẫn còn tốt nguyên.

Tại đây, hệ thống súng có nguồn gốc các nước xã hội chủ nghĩa đều được tẩy xóa hết ký hiệu rồi được bao gói cẩn thận. Các công việc được cán bộ, nhân viên quân giới thực hiện cụ thể như bôi mỡ chống rỉ, bọc lớp vải tráng paraphin 3 lớp chống ẩm, chống nước. Mỗi kiện được đóng gói trung chuyển thường nặng 25 kg. Từ đây, vũ khí được chuyển vào Khe Hó, Vĩnh Linh, Quảng Trị để chuyển vào các chiến trường.

Ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên được Tiểu đoàn 301 vận chuyển vượt Vĩ tuyến 17 và sông Bến Hải vào Thừa Thiên - Huế. Sau 8 ngày đêm vượt qua bao sông suối, đèo cao và hệ thống đồn bốt của kẻ thù, chuyến hàng đầu tiên gồm 20 khẩu tiểu liên, 20 khẩu súng trường Mát, 10 thùng đạn tiểu liên và súng trường đã được Tiểu đoàn 301 chuyển tới Tà Riệp an toàn giao cho Liên khu 5. Đến hết tháng 8/1959, Đoàn 559 đã chuyển giao cho Liên khu 5 được 60 súng trung liên, 100 súng tiểu liên, súng trường và hàng ngàn viên đạn.

Kết thúc năm 1959, Đoàn đã chuyển vào Tà Riệp - Pa Lin được 1667 khẩu súng bộ binh, hàng trăm ngàn viên đạn, súng trường, tiểu liên, súng ngắn và một số quân dụng thiết yếu khác giao cho Liên khu 5. Cũng trong năm 1959, qua tuyến vận tải quân sự Trường Sơn đã có 542 cán bộ, chiến sỹ gồm phần lớn là chỉ huy cấp trung đội, đại đội, cán bộ kỹ thuật quân khí vào làm nhiệm vụ ở miền Nam, trong đó có 515 người vào Liên khu 5 và 27 người vào Nam bộ. Bốt Lũ tiếp tục là kho quân giới của Đoàn 559 trong các năm sau đó.

Đại hội Đảng bộ Đoàn 559 lần đầu tiên vào tháng 9/1959 đã tổ chức tại một lán tranh cạnh Bốt Lũ.

Từ năm 1954 – 1982 khu vực Bốt Lũ là căn cứ Hậu cần, là Trạm giao liên 63, nơi đưa đón cán bộ, chiến sỹ vào ra chiến trường của đoàn 559.

Cùng với Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tại phường Yên nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội; địa điểm CMKC Bốt Lũ sẽ là những địa điểm ghi nhận sự đóng góp của Hà Nội vào con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Với những giá trị lịch sử của di tích, ngày 18/02/2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 788/QĐ-UBND về việc tổ chức gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến tại bốt Lũ, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân; đồng thời giao cho UBND quận Thanh Xuân, UBND phường Kim Giang có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa chống xuống cấp và tuyên truyền phát huy giá trị biển lưu niệm di tích bốt Lũ. Năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2020), địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến tại bốt Lũ đã được gắn biển./.

Phòng Văn hóa và Thông tin quận

Bản đồ số

Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?