- Quận ủy
- Hội đồng nhân dân
-
Ủy ban nhân dân
- Lãnh đạo UBND
- Ủy viên UBND
- Phân công nhiệm vụ lãnh đạo UBND
-
Phòng ban đơn vị trực thuộc
-
Các phòng chuyên môn
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
- Phòng Nội vụ
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Quản lý đô thị
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phòng Văn hóa và Thông tin
- Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Y tế
- Thanh tra quận
- Phòng Tư pháp
- Phòng Kinh tế
- Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị
- Các đơn vị thuộc quận
-
Các phòng chuyên môn
- Các phường
- UBMTTQ và các đoàn thể
-
Các đơn vị phối quản
- Công an Quận
- Ban Chỉ huy Quân sự quận
- Viện Kiểm sát nhân dân
- Tòa án nhân dân
- Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
- Chi cục thuế
- Chi cục thống kê
- Chi cục thi hành án dân sự
- Ngân hàng chính sách xã hội
- Bảo hiểm xã hội
- Đội quản lý thị trường số 12
- Đội Thanh tra Giao thông vận tải
- Trung tâm Y tế
- Trạm Chăn nuôi và Thú y
- Trường THPT Nhân Chính
- Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Trường TC Nông Nghiệp Hà Nôi
- Trường Trung cấp sư phạm mẫu giáo - nhà trẻ Hà Nội
- Trường TC Bách nghệ
- Bệnh viện Điều dưỡng PHCN
- Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thanh Xuân
- Các tổ chức XH, nghề nghiệp
-
Khối các trường học
-
Khối Mầm non
- Trường MN Thanh Xuân Bắc
- Trường MN Thanh Xuân Nam
- Trường MN Tràng An
- Trường MN Tuổi Thơ
- Trường MN Tuổi Hoa
- Trường MN Thăng Long
- Trường MN Ánh Sao
- Trường MN Khương Đình
- Trường MN Khương Trung
- Trường MN Nhân Chính
- Trường MN Họa My
- Trường MN Tuổi Thần Tiên
- Trường MN Phương Liệt
- Trường MN Sơn Ca
- Trường MN Sao Sáng
- Trường MN Hoa Hồng
- Trường MN Thanh Xuân Trung
- Trường MN Bình Minh
- Trường MN Ánh Dương
- Trường MN Nguyễn Tuân
- Khối Tiểu học
-
Khối Trung học cơ sở
- Trường THCS Thanh Xuân
- Trường THCS Phan Đình Giót
- Trường THCS Việt Nam - Angiêri
- Trường THCS Thanh Xuân Nam
- Trường THCS Hạ Đình
- Trường THCS Khương Đình
- Trường THCS Khương Mai
- Trường THCS Nguyễn Trãi
- Trường THCS Nhân Chính
- Trường THCS Phương Liệt
- Trường THCS Kim Giang
- Trường THCS Thanh Xuân Trung
- Trường THCS Nguyễn Lân
-
Khối Mầm non
-
Danh mục TTHC
-
Cấp quận
- Lĩnh vực Công thương
- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo
- Lĩnh vực Lao động - Thương binh xã hội
- Lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch
- Lĩnh vực Nội vụ
- Lĩnh vực Quản lý đô thị
- Lĩnh vực Thanh tra
- Lĩnh vực Tư Pháp
- Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
- Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin
- Lĩnh vực Y tế
- Lĩnh vực Nông nghiệp
- Lĩnh vực Viễn thông và Internet
- Lĩnh vực Tôn giáo
- Lĩnh vực Tổ chức phi chính phủ
- Lĩnh vực Văn hóa cơ sở
- Lĩnh vực Thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Đường thủy nội địa
- Lĩnh vực đường Thủy nội địa
- Lĩnh vực Hợp tác xã
- Lĩnh vực tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước
- Lĩnh vực đăng ký kinh doanh
- Lĩnh vực đường bộ
-
Cấp phường
- Lĩnh vực Nội vụ
- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
- Lĩnh vực Thanh tra
- Lĩnh vực Y tế
- Lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
- Lĩnh vực Tư Pháp
- Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin
- Lĩnh vực Địa chính - Đô thị - Môi trường
- Lĩnh vực Đấu thầu
- Lĩnh vực Tài chính
- Lĩnh vực tôn giáo
- Lĩnh vực Thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Đường Thủy nội địa
- Phòng chống thiên tai
- Liên thông
-
Cấp quận
- Hỏi đáp Thủ tục hành chính
- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội
- Cổng dịch vụ công quốc gia
Web-site Link Management
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
UBND Quận
Tiếp công dân
024.62933647
Giải quyết TTHC
024.38585652
An toàn thực phẩm
0868216873
CÁC DỊCH VỤ CỘNG ĐỒNG
Thống kê truy cập
BÁO CHÍ ĐỒNG HÀNH CÙNG QUẬN THANH XUÂN
Kinhtedothi - Trò chuyện với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị trong ngôi nhà ở phố Nguyễn Ngọc Nại (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân), cựu chiến binh Lê Văn Tính xúc động khi kể về những năm tháng chiến đấu, trở về tiếp quản, giải phóng Thủ đô.
Được Bác Hồ giao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã đến thăm và trò chuyện với cựu chiến binh Lê Văn Tính - nguyên chiến sĩ Đại đội 238 (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) trở về tiếp quản, giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm.
Theo lời kể của cựu chiến binh Lê Văn Tính, sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”, ông được theo Đại đội trưởng Nguyễn Đình Phòng về Đền Hùng gặp Bác Hồ giao nhiệm vụ “tiếp quản Thủ đô” cho Sư đoàn 308. Đây là sự kiện để lại ấn tượng sâu sắc mà cả cuộc đời ông không bao giờ quên.
Lần đầu gặp Bác, trong lòng ông vô cùng xúc động, thấy Bác mạnh khỏe, hồng hào, trời se lạnh nhưng chỉ mặc bộ quần áo nâu bạc màu. Bác ngồi xuống thân mật hỏi: “Các chú có biết đây là nơi nào không?”. Có vài người trả lời: “Thưa Bác, đây là Đền Hùng”. Bác thân mật nói: “Đúng! Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Các chú được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là vinh dự lớn”.
Đồng thời, Bác ân cần dặn dò: “Khi vào tiếp quản Thủ đô, các chú phải hết sức đề phòng âm mưu phá hoại của địch, đấu tranh giữ được nguyên vẹn điện, nước, bệnh viện, trường học, nhà cửa, đường sá… để ta dùng. Các chú phải luôn giữ kỷ luật nghiêm minh, giữ gìn phẩm chất cách mạng. Các chú phải luôn đoàn kết, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, tuyên truyền cho Nhân dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước, phản bác những luận điệu sai trái, phản động của kẻ thù”.
Kết thúc buổi nói chuyện, Bác hỏi: “Vào thành phố mới giải phóng, Bác mong các chú gương mẫu chấp hành hoàn thành nhiệm vụ có được không?”.
“Chúng tôi đứng dậy hứa với Bác hoàn thành nhiệm vụ và chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu. Bác cười đôn hậu: “Được, muốn Bác vui khỏe, sống lâu, các chú hãy hoàn thành lời Bác căn dặn”. Bộ đội chúng tôi vỗ tay hân hoan chào Bác” - cựu chiến binh Lê Văn Tính hồi tưởng lại.
Những lời căn dặn của Bác Hồ luôn được cựu chiến binh Lê Văn Tính khắc cốt, ghi tâm. “Chấp hành chỉ thị của Bác về công tác đặc biệt này, chúng tôi có thời gian ngắn để chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc và rất cụ thể. Các buổi truyền đạt về phẩm chất đạo đức của bộ đội, những nội dung quy định thực hiện trong vùng mới giải phóng, pháp lệnh quân quản, cả việc hướng dẫn bộ đội những điều cụ thể trong sinh hoạt ở thành phố... Chúng tôi được phát trang phục mới, đợt giáo dục tiến hành chu đáo, chan hòa tình đồng chí, mọi người phấn khởi háo hức mong nhanh đến ngày vào tiếp quản Thủ đô” - cựu chiến binh Lê Văn Tính kể.
Hà Nội tưng bừng cờ hoa đón mừng ngày hội lớn
Đến 5 giờ sáng 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng nhộn nhịp cờ hoa đón mừng ngày hội lớn. Từ 5 cửa ô, đoàn quân trùng trùng tiến về. Trung đoàn Thủ đô cùng các đơn vị trong Đại đoàn 308 với tư thế của người chiến thắng, đội ngũ chỉnh tề hùng dũng tiến vào giải phóng Thủ đô trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân Hà Nội.
Nhớ về thời khắc lịch sử ấy, cựu chiến binh Lê Văn Tính không khỏi xúc động: “5 giờ sáng 10/10/1954, rời làng Phùng, chúng tôi đội ngũ chỉnh tề theo đường 32 tiến về Hà Nội. Qua Cầu Diễn hiện ra trước mặt một rừng cờ hoa, biểu ngữ, khẩu hiệu, nhiều nhất là “Hồ Chí Minh muôn năm”. Nhân dân đông đảo đứng hai bên đường vẫy cờ hoa đón chào hàng quân chỉnh tề đi qua. Những ánh mắt ướt lệ, những cánh tay giơ ra như muốn ôm chặt lấy người thân xa lâu ngày gặp lại, khó nén khỏi xúc động dâng trào, nhất là những chiến sĩ đã chiến đấu 60 ngày đêm trong đội quân “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” giữ Hà Nội, ra đi từ ngày đầu kháng chiến nay mới trở về. Đi qua các đường phố đến Hồ Gươm, về chợ Đồng Xuân, phố phường đang có lệnh giới nghiêm nhưng nhà nào cũng mở cửa, mọi người vui mừng, phấn khởi vẫy tay chào bộ đội đi qua, chúng tôi vào thành lối Cửa Đông. Buổi chiều, chúng tôi tập trung ở sân Cột cờ, 15 giờ chiều, còi Nhà hát TP nổi lên một hồi dài, Quốc ca vang lên, cờ Tổ quốc phấp phới bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội. Sư đoàn trưởng Vương Thừa Vũ đọc thư Bác Hồ gửi đồng bào Thủ đô khiến chúng tôi vô cùng xúc động”.
Theo hồi tưởng của cựu chiến binh Lê Văn Tính: “Tiến hành quân quản trong một thời gian ngắn, phố phường ngày càng nhộn nhịp, sinh hoạt trở lại bình thường. Những ngày đầu, chúng tôi từng tổ 3 người vào từng nhà thăm hỏi, nói chuyện, giải đáp những vướng mắc cho Nhân dân, được mọi người, mọi nhà tiếp đón vui vẻ. Ban đêm, chúng tôi tổ chức biểu diễn ca múa nhạc ở các nơi công cộng, vườn hoa, được Nhân dân hưởng ứng rất nhiệt tình. Thực hiện lời căn dặn của Bác, chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Bác giao, đơn vị được khen thưởng. Riêng cá nhân tôi và một số cán bộ, chiến sĩ trong Trung đoàn Thủ đô được Bác tặng Huy hiệu của Người - là phần thưởng vô cùng quý giá”.
Luôn cống hiến, góp sức cho địa phương
70 năm sau ngày về lịch sử, cựu chiến binh Lê Văn Tính không khỏi bồi hồi mỗi khi Hà Nội bước vào những ngày Thu. Sau tiếp quản Thủ đô, ông tiếp tục công tác trong quân đội, nghỉ hưu vào năm 1991. Hàng ngày, ông vẫn luôn cập nhật, dõi theo từng bước phát triển của Thủ đô cũng như của cả nước. Tâm niệm "Sống vui, sống khỏe, sống có ích cho đời" nên dù tuổi cao, ông luôn mẫu mực, động viên con cháu, gia đình, cộng đồng xóm làng chấp hành mọi đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; cống hiến, góp sức cho địa phương.
Luôn kiên định, giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, suốt đời “Trung với Đảng, hiếu với dân”, luôn tu dưỡng để giữ được tấm gương “cây cao, bóng cả”, cựu chiến binh Lê Văn Tính chia sẻ, ông luôn ghi nhớ, biết ơn và trân trọng tình cảm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, TP Hà Nội và các cấp ủy chính quyền địa phương, nhất là cấp ủy chi bộ cơ sở trong suốt thời gian qua đã luôn quan tâm, chăm lo tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để ông vươn lên trong cuộc sống và luôn gương mẫu trong lời nói và hành động, xứng đáng là đảng viên ưu tú, công dân Thủ đô gương mẫu.
“Nhớ lời Bác Hồ: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/ Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/ Người có bốn đức: cần, kiệm, liên, chính/ Thiếu một mùa không thành trời/ Thiếu một phương không thành đất/ Thiếu một đức không thành người”. Tôi và nhiều người cao tuổi Thủ đô mong muốn một điều: cán bộ, đảng viên luôn thấm nhuần lời Bác “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” để giữ vững độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho Nhân dân” - cựu chiến binh Lê Văn Tính chia sẻ.
Ông muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ, hãy noi gương các bậc cha ông đã cống hiến, hy sinh cho giải phóng Thủ đô, luôn tu dưỡng, rèn luyện xứng đáng là công dân tốt, có nhiệt huyết xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.
Ngày 3/10, TP Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt, tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Tại buổi gặp mặt tri ân, ông Lê Văn Tính (Hội viên Hội Cựu chiến binh phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) chia sẻ niềm tự hào là chiến sĩ được tham gia tiếp quản giải phóng Thủ đô, nay trở thành cư dân của Thủ đô tươi đẹp, TP vì hòa bình vươn lên tầm cao văn minh hiện đại. Ông bày tỏ: “Giờ phút lịch sử trong lễ kỷ niệm long trọng này, lòng tôi vô cùng xúc động, xin dành cho anh linh các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng đội đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của Nhân dân Thủ đô và cả nước niềm tiếc thương vô hạn…” |
(https://kinhtedothi.vn/chien-si-trung-doan-thu-do-va-ky-uc-ve-ngay-tro-ve-tiep-quan-thu-do.html)