Skip to Content
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

User Online: 1460
Access in week: 61916
Access in month: 261807
Access in year: 2557807
Total visited: 13183426

BÁO CHÍ VỀ TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA BÁO CHÍ VỀ TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA

Thủ đoạn của những kẻ “bịt mắt bắt chim”
Publish date 21/05/2020 | 11:00  | Lượt xem: 627

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thanh tra, kiểm tra kết quả mua sắm vật tư, trang bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm khắc những trường hợp có biểu hiện cố tình trục lợi thì nhiều phần tử có tư tưởng chống cộng lâu nay lại vin cớ để “nổ”, “chém gió” trên mạng xã hội và các trang web ở nước ngoài với cường độ mạnh.

Chúng cho rằng: Đảng chống dịch Covid-19 bằng “trái phiến nhân dân”, huy động tiền của nhân dân giao cho các cơ quan chức năng mua máy thở và thiết bị y tế với giá cao bằng các hợp đồng, bằng chỉ định thầu, chia “miếng bánh” ngân sách. Chúng kết luận, chế độ độc đảng toàn trị ở Việt Nam không thể loại bỏ khuyết tật, loại bỏ tham nhũng, là nơi dung dưỡng, hình thành các “tư bản đỏ”, làm giàu từ đất công, bòn rút công quỹ... Chúng định hướng, cổ vũ mọi người đấu tranh, lật đổ “đảng đỏ độc tài”, xây dựng nhà nước dân chủ “tam quyền phân lập” như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đáng lưu ý, những nhận định, đánh giá phản động này lại được rất nhiều người like, bình luận và chia sẻ, trong đó có cả những cán bộ nghỉ hưu, những người từng một thời đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Lâu nay, việc lợi dụng một số khiếm khuyết, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý hoặc lợi dụng cán bộ sai phạm để vu cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài, lỗi thời, lạc hậu, hết sứ mệnh lịch sử... của những phần tử chống đối trong và ngoài nước không còn quá lạ lẫm. Nguyên nhân cơ bản là do hận thù vì mất lợi ích, do óc hẹp hòi, không chịu nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng thực chất tình hình Việt Nam. Chúng cố tình ngụy biện, “gắp lửa bỏ tay người” qua cái nhìn một chiều, thiếu biện chứng giống như người “bịt mắt bắt chim” để chia rẽ khối đoàn kết. Hậu quả là nhiều người đã mắc bẫy của chúng. Nhẹ thì gom góp từng nghìn để gửi vào các loại quỹ mà không biết được chúng sử dụng vào những mục đích gì và nặng là nghe lời chúng tham gia vào các hoạt động phát tán tài liệu, tuyên truyền, chống nhà nước Việt Nam và nặng hơn nữa là trực tiếp tham gia bạo loạn, gây rối trật tự công cộng, phá hoại của công, cản trở lực lượng chức năng thực thi công vụ... Án tù dành cho 15 kẻ gây rối trật tự công cộng tại cầu Nam, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong và xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) vào tháng 6-2018 là bài học nhãn tiền với những ai nhẹ dạ, nghe theo lời xúi giục của những kẻ chuyên “bịt mắt bắt chim”.

Trở lại câu chuyện chống dịch Covid-19, lúc đầu những kẻ “bịt mắt bắt chim” cho rằng, Việt Nam giấu dịch, đưa các thông tin về người bị bệnh không chính xác, gây hoang mang trong xã hội. Sau khi Việt Nam tạm thời khống chế được dịch bệnh thì chúng tạm im tiếng. Nhưng khi có một số ca nhiễm mới (từ bệnh nhân số 17), họ chê bai các biện pháp chống dịch của Việt Nam. Đến khi lực lượng chức năng khởi tổ vụ án ở CDC thì họ được dịp đả phá kịch liệt hơn. Vậy nhận định, đánh giá của chúng sai ở chỗ nào?

Trước hết, những kẻ “bịt mắt bắt chim” đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu bản chất truyền thống tương thân tương ái, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”... của dân tộc Việt Nam được tích hợp từ ngàn đời. Truyền thống ấy đã trở thành “sợi chỉ đỏ” kết nối đoàn kết và tạo ra sức mạnh vô song, chiến thắng thiên tai, kẻ thù xâm lược.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng trao tượng trưng 100.000 khẩu trang của Chính phủ Việt Nam cho Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward

Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Người cũng đã từng trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài và sau đó được công bố trên báo Cứu Quốc vào ngày 21-01-1946 để đồng bào thấu hiểu: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tuột cùng là làm sao cho đồng bào tôi ai cũng được tự do, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Có thể nói, những câu dẫn trên đã cho thấy, trong sâu thẳm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình thương với đồng bào với đồng loại, nhất là những người nghèo khổ, bị cướp mất tự do luôn là suy nghĩ thường trực, nó giống như một thứ thuộc về bản năng không thể thay đổi. Bằng chứng chính là Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, động viên toàn thể dân tộc nhất tề đứng lên phá xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do, xây dựng đất nước hòa bình, phát triển. Có rất nhiều câu chuyện kể về tình thương bao la của Chủ tich Hồ Chí Minh với đồng chí, đồng bào đến nay vẫn còn lưu truyền trong nhân dân.

Học tập, vận dụng tư tưởng của Bác, ngày nay, Đảng ta luôn xác định “lấy dân làm gốc”, chăm lo cho nhân dân có cuộc sống tốt đẹp, no ấm và hạnh phúc. Thế nên,  không lạ khi trong thời kỳ phát triển, với tinh thần kế thừa truyền thống và đặc biệt là trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước, Nhân dân chung tay vun đắp, xây dựng và dần đưa tư tưởng “vì dân, thương dân” trở thành thương hiệu trong cộng đồng quốc tế thông qua chủ trương “không ai bị bỏ lại phía sau”. Điều đó cũng lý giải vì sao khi nhiều quốc gia bị “vỡ trận” trong chống dịch Covid-19 thì Việt Nam lại kiểm soát tốt dịch này. Và việc Việt Nam đã hỗ trợ nhiều nước phòng, chống dịch bằng các việc làm khác nhau, trong đó có việc tặng trang bị, dụng cụ y tế phòng dịch và chữa bệnh cũng hành động nhân văn xuất phát từ truyền thống tương thân tương ái.

Thứ hai, những kẻ “bịt mắt bắt chim” đã phớt lờ tính chất nguy hiểm của dịch Covid-19 để phê phán hành động của Việt Nam. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và thực tiễn từ quốc gia có dịch, Covid-19 lây lan nhanh theo cấp số nhân, tỷ lệ tử vong cao, chưa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng ngừa. Đặc tính này buộc Việt Nam phải có phương châm, phương pháp hành động phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, mang lại hiệu quả. Thế nên, việc Việt Nam huy động mọi nguồn lực để phòng, chống Covid-19 theo phương châm “3 trước” (nhận diện, chủ động phòng, chống trước; phát hiện, hành động, xử lý trước; chuẩn bị phương án, vật tư trước) và “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ; chỉ huy tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) là rất hợp lý. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, Việt Nam đã huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị và của Nhân dân trong phòng, chống dịch Covid-19. Có thể nói, từ sau các cuộc kháng chiến và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, “thương hiệu” về tình đoàn kết của người Việt Nam lại tỏa sáng. Người người, nhà nhà vững chí, đồng tâm, đồng sức và đồng lòng, tạo ra sức mạnh chính trị tinh thần đánh thắng “giặc” Covid-19. Điều này cho thấy, những quyết định trên đã khẳng định sự quý trọng sinh mạng Nhân dân của Đảng và Nhà nước ta cao như thế nào!

Trên thực tế, nhiều tháng qua, các lực lượng chức năng đã làm việc không kể ngày đêm để khống chế, khoanh vùng, chia cắt không cho các ổ dịch lan rộng. Xin đưa ra một số ví dụ để chứng minh.

Cuối tháng 3-2020, đúng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, 300 học viên năm cuối của Học viện Biên phòng đã xung phong lên biên giới để thực hiện nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Ở tuyến đầu, nhiều y sĩ, bác sĩ và lực lượng phòng dịch lặng thầm làm việc liên tục, “chiến đấu” với virus SARS-CoV-2 vốn không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bất chấp nguy cơ có thể bị phơi nhiễm bất cứ lúc nào. Hình ảnh những cụ già, trong đó có cả mẹ liệt sĩ trực tiếp gửi tới cấp ủy, chính quyền các địa phương những cân gạo, bó rau và chút tiền, góp sức chống dịch khiến nhiều người cảm phục.

Thứ ba, việc những kẻ “bịt mắt bắt chim” vu cáo Nhà nước Việt Nam huy động tiền của dân để chống dịch, tạo cơ hội cho cán bộ trục lợi là thiếu căn cứ. Bởi thực tế vào ngày 10-4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết, dự kiến chi 62 tỷ đồng với cho những đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các đơn vị, địa phương có biểu hiện sai phạm khi mua sắm thiết bị y tế chống dịch.

Trước đó, Bộ Y tế đã tiếp nhận 100 tỷ đồng (đợt 1) từ việc các cơ quan phát động nhắn tin ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Đại diện Bộ Y tế đã công khai kế hoạch sử dụng số tiền này trên phương tiện truyền thông. Hay như UBND tỉnh Long An đã chi hơn 5,3 tỷ đồng từ nguồn sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Long An để hỗ trợ người bán vé số dạo thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật trên địa bàn.

Với một loạt những biện pháp quyết liệt và quan trọng nhất là được sự ủng hộ của toàn xã hội, tính đến nay, số người thiệt mạng do SARS-CoV-2 là bằng không. Trong những ca bị nhiễm, Việt Nam ghi nhận đã điều trị cho hơn 200 người khỏi bệnh.

Trước kết quả ý nghĩa này, nhiều nước trên thế giới đã thay đổi cái nhìn, coi Việt Nam là hình mẫu trong phòng, chống dịch Covid-19. Mới nhất là trong cuộc họp trực tuyến về hợp tác nghị viện chống đại dịch Covid-19 do Ủy ban Hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia tổ chức, Việt Nam được lãnh đạo các nước và dư luận quốc tế đánh giá là một hình mẫu kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả và mang lại thành công lớn.

Bài viết đăng trên tờ Ruvesna (Mùa xuân nước Nga) khẳng định, Việt Nam có được thành công trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 là nhờ sự vào cuộc rất sớm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam. Tờ báo Junge Welt (Thế giới trẻ) của Đức ca ngợi các nhà khoa học và doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển thành công bộ kit xét nghiệm virus có giá thành thấp và được hơn 20 nước, trong đó có Italy, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng. Tờ báo Mỹ “The Diplomat” đăng một bài viết ca ngợi Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19. Tác giả bài báo nhấn mạnh, Việt Nam sẵn lòng giúp đỡ các nước khác trên cơ sở song phương và đa phương trong khả năng tốt nhất của mình, đồng thời vẫn cảnh giác đối phó với thách thức Covid-19 ngay trong nước.

Qua đây có thể khẳng định, ý đồ lợi dụng “con sâu làm rầu nồi canh” để vu cáo, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng của những kẻ mang cái nhìn, cách nghĩ méo mó, ích kỷ là rất lộ liễu. Tỉnh táo, cảnh giác để nhìn rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng từ góc độ thông tin là điều hết sức cần kíp với mỗi người, nhất là giới trẻ. Nó gây ra cái nhìn méo mó, là “vật cản” làm suy yếu tinh thần đoàn kết và giảm niềm tin của nhân dân vào quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta.

Bản đồ số

Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?