Skip to Content
 
        
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

User Online: 1299
Access in week: 9920
Access in month: 255417
Access in year: 3633249
Total visited: 14258868
Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí minh thăm Nhà máy Thuốc lá Thăng Long (nay là Công ty cổ phần Thuốc lá Thăng Long)
Publish date 13/06/2014 | 09:00  | Lượt xem: 553

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và tin cậy cho miền Nam kiên cường đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

- Thời kỳ 1955-1957 Miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế rất khó khăn. Trung ương Đảng quyết định: Cần chú ý phục hồi và xây dựng một số công xưởng chế tạo hàng cần thiết cho đời sống của nhân dân...

- Một trong những nhu cầu thiết thực của đời sống nhân dân đó là thuốc lá. Trên thực tế, việc trồng và sản xuất thuốc lá ở miền Bắc chủ yếu được hình thành một cách tự phát, nhỏ lẻ không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Một số hãng thuốc tư nhân lại nắm độc quyền sản xuất, kinh doanh tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho đời sống của nhân dân.

- Thực tiễn cho thấy nhà nước cần phải nhanh chóng quản lý việc sản xuất và tiêu thụ thuốc lá. Vấn đề xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc lá có quy mô đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Nhận thức được nhu cầu khách quan đó, giữa năm 1955, theo Quyết định của Phủ Thủ Tướng, Vụ quản lý xí nghiệp đã cử đồng chí Trịnh Văn Ty cùng một số cán bộ khác khảo sát tình hình, lập hồ sơ nghiên cứu để nhanh chóng xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh.

- Nhóm khảo sát bắt tay ngay vào công việc, vừa lục tìm các tài liệu cũ thời thuộc Pháp về tình hình phân bố và trồng trọt, kỹ thuật chế biến và quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá, vừa trực tiếp xuống các địa phương để xem xét, tìm hiểu khả năng thực tế trong việc khoanh vùng sản xuất nguyên liệu cho nhà máy.

- Sau những ngày say mê và trách nhiệm, nhóm khảo sát đã thống nhất đi đến kết luận là hoàn toàn có thể xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh có quy mô lớn. Đầu tiên, địa điểm được lựa chọn là nhà máy bia Hà Nội, nhưng tháng 4/1956 Bộ Công nghiệp quyết định khôi phục lại nhà máy bia Hà Nội nên nhóm khảo sát lại phải tìm một địa điểm khác. Sau một thời gian khảo sát nghiên cứu, cơ sở nhà máy Diêm cũ ở phố Bà Triệu (nay là nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo) được chọn làm địa điểm sản xuất thử. Kết quả sản xuất thử đã khẳng định thực tế và triển vọng mở rộng công nghệ thuốc lá. Cuối năm 1956, nhà nước quyết định chuyển bộ phận sản xuất từ nhà máy Diêm về khu vực tiểu thủ công nghệ Hà Đông, nhằm ổn định và phát triển sản xuất. Đầu tháng 12/1956 Cục Công nghiệp nhẹ chính thức ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo sản xuất. Có thể nói có được những thành tựu như vậy là kết quả của bao công sức, nỗ lực của các cán bộ nhà máy, những người đặt nền móng cho sự ra đời của một cơ sở thuốc lá quốc doanh và hình thành kỹ thuật và công nghệ sản xuất thuốc lá Việt Nam.

- Sau khi nhà máy chính thức được thành lập, được sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, toàn thể cán bộ công nhân nhà máy khẩn trương bắt tay vào lao động sản xuất với quyết tâm: những bao thuốc lá đầu tiên phải được ra đời vào dịp đầu năm 1957, kịp thời phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền.

- Trong những bước đi ban đầu, nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã sớm khẳng định được tiềm năng và sức sống của mình. Ba năm liền nhà máy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao. Riêng năm 1958, nhà máy hoàn thành vượt mức kế hoạch trước thời hạn 48 ngày, vượt kế hoạch 116,61%. Nhiều loại thuốc mới như Đại Đồng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Bông Lúa, Hoa Hồng, Trường Sơn... ra mắt khách hàng, nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí, uy tín trên thị trường nội địa và bắt đầu lan tỏa ra thị trường nước ngoài.

- Năm 1958 là năm đầu tiên thuốc lá Thăng Long xuất hiện trên thị trường quốc tế. Sự trưởng thành của nhà máy luôn luôn nhận được sự quan tâm chu đáo của Đảng, Nhà nước ta. Cuối năm 1957, Bộ Công nghiệp quyết định lấy địa điểm Thượng Đình xây dựng khu công nghiệp, trong đó, nhà máy Thuốc lá Thăng Long được ưu tiên xây dựng trên khu đất bên cạnh trục đường quốc lộ Hà Nội – Hà Đông để xây dựng nhà máy.

- Ngày 22-12-1958 lễ khởi công xây dựng nhà máy được tổ chức trọng thể. Phó Thủ Tướng Lê Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã động thổ khai mở công trường.

Thời gian từ cuối năm 1958 đến hết năm 1959 là khoảng thời gian lao động khẩn trương cao độ, cán bộ công nhân nhà máy vừa phải tham gia sản xuất ở cơ sở Hà Đông vừa tham gia xây dựng công trình mới. Với sức lao động cần cù, sáng tạo, mơ ước về một cơ ngơi khang trang, một nhà máy có quy mô đã dần trở thành hiện thực.

- Ngày 24/2/1959, một niềm vui vô hạn đã đến với mọi người. Bác Hồ đến thăm! Trong buổi gặp mặt cán bộ công nhân Bác căn dặn: Các cán bộ công nhân trên công trường cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức làm chủ nhà nước, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho.

- Người còn căn dặn: ... Các đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động, cán bộ phải gương mẫu về mọi mặt, lãnh đạo cho tốt phong trào sản xuất.

- Những lời căn dặn của Người đã khắc sâu vào tâm trí của mỗi cán bộ công nhân nhà máy, trở thành nguồn động viên to lớn để mọi người cùng phấn đấu đẩy nhanh hơn nữa tốc độ sản xuất.

- Ngày 23/5/1960, cán bộ và công nhân nhà máy lại vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm nhân dịp Người về dự lễ cắt băng khánh thành khu công nghiệp Cao – Xà – Lá. Sau đó, ngày 17/6/1960, Người lại cùng Ngài Hátgi Lêsi, Chủ tịch Nước Cộng hòa nhân dân Anbani đến thăm khu công nghiệp, trong đó có nhà máy thuốc lá Thăng Long. Trong hai lần về thăm này, Người căn dặn: Phải lao động tốt, thi đua tốt, thực hành tiết kiệm tốt. Những lời dạy bảo của Người đã được toàn thể cán bộ, công nhân Khu công nghiệp Cao – Xà - Lá ghi nhớ và quyết tâm phấn đấu thực hiện.

- Các đoàn đại biểu quốc tế có dịp đến thăm Hà Nội cũng đã đến thăm nhà máy. Tất cả những sự kiện đáng nhớ trên đã thực sự động viên, tạo luồng sinh khí thổi vào nhà máy một tinh thần lao động mới, một niềm tin mới và giúp cho cán bộ công nhân nhà máy vượt qua bao khó khăn để tự khẳng định mình có một thương hiệu, một vị thế như ngày nay.

 

Bản đồ số

Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?