Skip to Content
 
        
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

User Online: 1132
Access in week: 10027
Access in month: 255524
Access in year: 3633356
Total visited: 14258975
Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố thành lập Binh chủng Đặc công và Bia kỷ niệm Trường học sinh dân tộc miền Nam
Publish date 13/06/2014 | 08:30  | Lượt xem: 472

Địa điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố thành lập Binh chủng Đặc công và Bia kỷ niệm Trường học sinh dân tộc miền Nam nay thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Đến với địa điểm di tích lưu niệm này đều rất thuận cho mọi phương tiện giao thông đường bộ, đi theo nhiều hướng như từ Ngã Tư Sở dọc theo đường Nguyễn Trãi đến km số 8 rẽ phải theo đường Khuất Duy Tiến chừng 800m là tới di tích.

- Địa điểm Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I trước kia là Trường học sinh dân tộc miền Nam, Trường cán bộ dân tộc Trung ương thuộc Ủy ban dân tộc Trung ương.

- Từ tháng 3 năm 1976, Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt trung cao cấp của Đảng, của nhà nước và các đoàn thể về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước… Khi tiếp nhận địa điểm này, Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã cải tạo cảnh quan, sân trường cho khang trang, xứng với tầm vóc tên gọi của di tích. Về cơ bản, các khu giảng đường, nơi sinh hoạt chính trị vẫn được giữ nguyên, nhất là khu hội trường và sân vận động. Tại đây, ngày 19-3-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Binh chủng Đặc công, xem buổi diễn tập của Binh chủng và chính thức công nhận Đặc công là một Binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Đồng chí Nguyễn Thế Lương (tức Cao Pha) lúc bấy giờ là Cục phó Cục tình báo kiêm Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng giao nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức cuộc diễn tập và hướng dẫn Bác Hồ xem buổi diễn tập đầu tiên ấy, trước khi tuyên bố thành lập Binh chủng.

- Ngay trong 2 ngày 15 và 18-3, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp xuống thao trường chỉ đạo công tác chuẩn bị cho buổi diễn tập vào ngày 19-3.

- Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 19-3-1967, xe của Bác Hồ đã đến địa điểm diễn tập bằng đường bí mật. Trước khi xem diễn tập, Bác yêu cầu đồng chí Cao Pha đưa Bác đi kiểm tra các hầm trú ẩn tránh máy bay. Xong đâu đó, các đồng chí làm công tác tổ chức kê bàn ghế và bố trí để Bác cùng các đồng chí lãnh đạo ngồi xem ở hiên phía đông của Hội trường Trường Dân tộc Trung ương lúc bấy giờ.

- Thao trường là toàn bộ khu sân bóng chuyền của trường, trời tối, gió lạnh, ánh đèn pha quét liên tục tạo nên sự im lặng nhưng khẩn trương của buổi diễn tập. Đồng chí Cao Pha giới thiệu nội dung buổi diễn tập do đơn vị mẫu thuộc trung đoàn 426 huấn luyện đặc công thực hiện.

- Bác Hồ chăm chú theo dõi toàn bộ buổi diễn tập gồm các kỹ thuật: bí mật áp sát mục tiêu, vượt tường rào, đánh nước, luồn sâu… Sau đó, Bác và các đại biểu theo hướng dẫn đi cửa ngách phía đông vào Hội trường. Tại đây, sau tiếng vỗ tay vang lừng của bộ đội, Bác tươi cười ân cần thăm hỏi các chiến sĩ và các đơn vị sắp đi chiến đấu ở chiến trường xa. Bác hỏi các nữ chiến sĩ, anh nuôi và căn dặn: “Các cháu cố gắng đảm bảo cơm ngon canh ngọt để các chiến sĩ ta có sức khỏe đánh thắng kẻ thù”.

- Nói chuyện xong, Bác đưa ra bản huấn thị do chính tay Bác thảo, rất cô đọng, đầy đủ về tư tưởng, nguyên tắc chiến đấu, trong đó có câu: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt cần phải có cố gắng đặc biệt…”.

Trong đó, Bác lại nhấn mạnh từng điểm để các chiến sĩ đặc công dễ nhớ:

- Mưu trí phải đặc biệt linh hoạt.

- Kỹ thuật phải đặc biệt thuần thục.

- Lập trường chính trị phải đặc biệt vững vàng.

- Kỷ luật phải đặc biệt nghiêm minh.

- Quyết tâm thắng địch, quyết tâm tiêu diệt địch phải đặc biệt cao.

- Tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bộ đội đặc công đã được kết tinh trong bài nói thật ngắn gọn, súc tích và đã trở thành phương hướng xây dựng, tổ chức và chiến đấu của Binh chủng Đặc công.

- Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu, chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ cho Binh chủng Đặc công, trong đó nhắc nhiều lần đến 2 chữ “Đặc biệt”.

- Thay mặt Quân ủy trung ương và Bộ quốc phòng, trong bài nói chuyện của mình Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng đình: “Bộ đội đặc công ngày nay đã có vị trí xứng đáng, được Đảng công nhận là binh chủng quan trọng trong lực lượng vũ trang ta bên cạnh bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác”. Cuối cùng, Đại tướng chỉ thị phương hướng, mục tiêu phấn đấu của binh chủng đặc công là “Làm cho kỹ thuật đánh đặc công của chúng ta ngày càng trở nên một sức mạnh to lớn của cả lực lượng vũ trang của quần chúng nhân dân mà trong đó, đặc công là một nòng cốt, là binh chủng đi trước”.

- Trong không khí phấn khởi, xúc động, thay mặt cán bộ, chiến sĩ Binh chủng đặc công, đồng chí Cao Pha xin hứa với Bác và các đồng chí lãnh đạo ra sức xây dựng Binh chủng lớn mạnh không ngừng, luôn sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Quân đội giao cho.

- Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang ta, là bước nhảy vọt về mặt tổ chức, là nguồn cổ vũ lớn lao, tạo điều kiện cơ bản cho bộ đội Đặc công quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Quân đội nhân dân Việt Nam có thêm một binh chủng mới, binh chủng đặc biệt, độc đáo của Việt Nam, là sự kế thừa và phát triển tinh hoa nghệ thuật quân sự nước ta.

- Với những hoạt động và chiến công xuất sắc, ngày 3-6-1976, Binh chủng Đặc công đã được Quốc hội tuyên dương đơn vị Anh hùng lực Lượng vũ trang nhân dân và được tặng 16 chữ vàng:

“Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời - Mưu trí táo bạo - Đánh hiểm, thắng lớn”

- Hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I đã cải tạo lại, xây thêm một phòng nhỏ nữa về phía bên trái, nhưng cơ bản vẫn đảm bảo cảnh quan, giữ nguyên kiến trúc ban đầu như khi được đón Bác và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quân đội về thăm và làm việc.

- Trong khuôn viên chính, trước cửa hội trường, vào năm 2000, nhân dịp tổ chức lễ đón công nhận di tích của Thành phố Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Binh chủng Đặc công, quận Thanh Xuân đã tổ chức lễ gắn biển di tích: “Nơi đây Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, huấn thị cho cán bộ, chiến sĩ Đặc công và xem trình diễn kỹ thuật trong ngày thành lập binh chủng 19-3-1967”.

- Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô, ba đơn vị gồm Binh chủng Đặc công, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I và Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đã góp vốn đầu tư xây dựng Khu tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại di tích. Công trình gồm: Tượng Bác Hồ đúc bằng đồng với chiều cao 3,5m và bức phù điêu phía sau có diện tích 14,7m2.

 

Bản đồ số

Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?