Skip to Content
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

User Online: 769
Access in week: 12698
Access in month: 258195
Access in year: 3636027
Total visited: 14261646
Tinh gọn, hiệu quả hơn sau khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy
Publish date 06/01/2019 | 16:35  | Lượt xem: 212

Sau một năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (Khóa XII) về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Nghị quyết số 19-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập", bằng cách làm chủ động, bài bản và quyết liệt, TP Hà Nội đã đạt kết quả bước đầu tích cực.

Sau một năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (Khóa XII) về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Nghị quyết số 19-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập", bằng cách làm chủ động, bài bản và quyết liệt, TP Hà Nội đã đạt kết quả bước đầu tích cực.

Tăng hiệu quả, bớt cồng kềnh

Trước khi sắp xếp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội có 33 đầu mối (gồm tám phòng chuyên môn, tám chi cục chuyên ngành và 17 đơn vị sự nghiệp). Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng Sở xác định thực hiện trong năm 2018 là phải tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, khi thực hiện tinh giản, sắp xếp lại bộ máy, cũng có tâm tư, băn khoăn, nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, cho nên tất cả các cán bộ đều đồng thuận. Hiện nay, Sở còn 22 đầu mối, trong đó giảm ba phòng chuyên môn, tám đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở, mà vẫn bảo đảm hiệu quả công việc. Ðiều này thể hiện qua giá trị gia tăng ngành nông nghiệp năm 2018 tăng 3,33% (vượt kế hoạch đề ra 2,0 đến 2,5%); tăng thêm 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Từ ngày 1-8-2018, Hà Nội hoàn thành việc sáp nhập 30 trung tâm dân số của các quận, huyện, thị xã vào trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, vận hành theo mô hình trung tâm đa chức năng, nhưng giữ nguyên tên gọi là Trung tâm y tế. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết: "Việc sáp nhập không chỉ giúp tinh gọn bộ máy, mà còn là thống nhất trong quản lý, chỉ đạo công tác y tế dự phòng tại cơ sở. Trước đây, cùng một nhiệm vụ có thể liên quan đến hai đơn vị, cho nên khi triển khai tới cơ sở bị chồng chéo, lãng phí nguồn lực, đôi khi chỉ đạo không thống nhất. Sau khi sáp nhập, đội ngũ cán bộ chuyên môn được tăng lên, trang thiết bị tập trung ở một nơi, rất thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ". Từ hiệu quả ấy, Sở Y tế đã chủ động giao quyền tự chủ tài chính năm 2018 (đợt 1) cho 60 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở.

Tại quận Thanh Xuân, việc tinh giản bộ máy được thực hiện ngay từ các Ban Chỉ đạo trực thuộc. Theo Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến: Có những Ban chỉ đạo chức năng tương đồng nhau của Ðảng, chính quyền, như Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo, rồi Ban Chỉ đạo giải quyết các chế độ, chính sách. Có đồng chí tham gia đến bảy, tám Ban chỉ đạo, riêng việc đi họp cũng mất nhiều thời gian, vừa hình thức, vừa không hiệu quả. Kinh phí duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo đến bộ máy giúp việc rất tốn kém. Thấy rõ bất cập ấy, quận Thanh Xuân đã sắp xếp lại, tinh giản bốn Ban chỉ đạo, tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ở cấp thành phố, ngay sau khi Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị T.Ư 6 (khóa XII) được ban hành, từ đầu năm 2018, Thành ủy Hà Nội đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, trong đó chỉ rõ các đầu việc và giao nhiệm vụ cho các đơn vị với tiến độ cụ thể. Thành phố xác định việc thực hiện hai Nghị quyết liên quan đến công tác tổ chức nhân sự, sẽ tác động đến tâm tư, tình cảm, tâm lý và công việc. Do đó, cần có cách làm, bước đi thận trọng, để vừa đạt mục tiêu vừa tinh giản, tinh gọn, nhưng nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy của hệ thống chính trị. Với kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, Hà Nội đã triển khai một cách bài bản, chủ động, vừa tuyên truyền, vận động, vừa xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức.

Tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn

Từ cấp thành phố, việc sáp nhập tiếp tục được thực hiện. Hai ban chỉ đạo quan trọng của Thành ủy là Ban Chỉ đạo Nghị quyết 15 về ổn định tổ chức cơ sở đảng và Ban Chỉ đạo Chỉ thị 15 về giải quyết khiếu nại, tố cáo đã về chung một mối. UBND thành phố giải thể Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng, thành lập Phòng Công tác giải phóng mặt bằng thuộc Văn phòng UBND thành phố; sáp nhập thêm Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ thành phố (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) vào Quỹ Phát triển đầu tư TP Hà Nội. Kiện toàn, sắp xếp 102 Ban chỉ đạo thuộc UBND thành phố còn 28 Ban chỉ đạo, giảm 74 ban. Việc tiếp tục sắp xếp giúp các đơn vị tinh gọn hơn, tăng quy mô và hiệu quả hoạt động, không còn tình trạng trùng lặp chức năng, nhiệm vụ; giảm trụ sở và chi phí cơ sở vật chất, tiền lương, tiền công.

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết: Hiện toàn thành phố đã chuyển được 106 đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế tự chủ chi thường xuyên, giảm 8.761 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hoàn thành việc phê duyệt danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang cơ chế tự chủ giai đoạn 2018 - 2020 là 196 đơn vị trong tổng số 257 đơn vị. Việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ đã làm thay đổi hiệu quả hoạt động, mang lại nhiều lợi ích cho thành phố. Trước hết, đã góp phần nâng cao tính tự chủ tài chính trong hoạt động của các đơn vị, tiết kiệm chi cho ngân sách thành phố, tăng thu nhập người lao động, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho xã hội. Ðồng thời, góp phần cơ cấu lại chi thường xuyên, từng bước chuyển dần từ giao dự toán ngân sách sang thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thành phố nhận thấy, vẫn còn có nơi bộ máy cồng kềnh, đơn vị sự nghiệp hoạt động hiệu quả chưa cao. Nhiều cơ quan đang hoạt động ổn định ngại thay đổi, một số cán bộ, công chức, viên chức có tư tưởng cố hữu, chưa tin vào sự thành công của việc sắp xếp, tinh giản.

Cùng với việc tập trung khắc phục ngay những hạn chế này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải yêu cầu các cấp, các ngành phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18 và Nghị quyết số 19 quyết liệt, hiệu quả hơn. Ðối với Nghị quyết số 18, đồng chí cho rằng, để hoàn thành được mục tiêu của Thành ủy đề ra đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất nhận thức và hành động; quyết tâm chính trị cao, sự đổi mới, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. Về việc đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong quá trình thực hiện, cần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ sự nghiệp công cho mọi tầng lớp nhân dân; phấn đấu một đơn vị có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại, nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ.

Nhandan.com.vn

Bản đồ số

Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?