- Quận ủy
- Hội đồng nhân dân
-
Ủy ban nhân dân
- Lãnh đạo UBND
- Ủy viên UBND
- Phân công nhiệm vụ lãnh đạo UBND
-
Phòng ban đơn vị trực thuộc
-
Các phòng chuyên môn
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
- Phòng Nội vụ
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Quản lý đô thị
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phòng Văn hóa và Thông tin
- Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Y tế
- Thanh tra quận
- Phòng Tư pháp
- Phòng Kinh tế
- Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị
- Các đơn vị thuộc quận
-
Các phòng chuyên môn
- Các phường
- UBMTTQ và các đoàn thể
-
Các đơn vị phối quản
- Công an Quận
- Ban Chỉ huy Quân sự quận
- Viện Kiểm sát nhân dân
- Tòa án nhân dân
- Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
- Chi cục thuế
- Chi cục thống kê
- Chi cục thi hành án dân sự
- Ngân hàng chính sách xã hội
- Bảo hiểm xã hội
- Đội quản lý thị trường số 12
- Đội Thanh tra Giao thông vận tải
- Trung tâm Y tế
- Trạm Chăn nuôi và Thú y
- Trường THPT Nhân Chính
- Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Trường TC Nông Nghiệp Hà Nôi
- Trường Trung cấp sư phạm mẫu giáo - nhà trẻ Hà Nội
- Trường TC Bách nghệ
- Bệnh viện Điều dưỡng PHCN
- Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thanh Xuân
- Các tổ chức XH, nghề nghiệp
-
Khối các trường học
-
Khối Mầm non
- Trường MN Thanh Xuân Bắc
- Trường MN Thanh Xuân Nam
- Trường MN Tràng An
- Trường MN Tuổi Thơ
- Trường MN Tuổi Hoa
- Trường MN Thăng Long
- Trường MN Ánh Sao
- Trường MN Khương Đình
- Trường MN Khương Trung
- Trường MN Nhân Chính
- Trường MN Họa My
- Trường MN Tuổi Thần Tiên
- Trường MN Phương Liệt
- Trường MN Sơn Ca
- Trường MN Sao Sáng
- Trường MN Hoa Hồng
- Trường MN Thanh Xuân Trung
- Trường MN Bình Minh
- Trường MN Ánh Dương
- Trường MN Nguyễn Tuân
- Khối Tiểu học
-
Khối Trung học cơ sở
- Trường THCS Thanh Xuân
- Trường THCS Phan Đình Giót
- Trường THCS Việt Nam - Angiêri
- Trường THCS Thanh Xuân Nam
- Trường THCS Hạ Đình
- Trường THCS Khương Đình
- Trường THCS Khương Mai
- Trường THCS Nguyễn Trãi
- Trường THCS Nhân Chính
- Trường THCS Phương Liệt
- Trường THCS Kim Giang
- Trường THCS Thanh Xuân Trung
- Trường THCS Nguyễn Lân
-
Khối Mầm non
-
Danh mục TTHC
-
Cấp quận
- Lĩnh vực Công thương
- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo
- Lĩnh vực Lao động - Thương binh xã hội
- Lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch
- Lĩnh vực Nội vụ
- Lĩnh vực Quản lý đô thị
- Lĩnh vực Thanh tra
- Lĩnh vực Tư Pháp
- Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
- Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin
- Lĩnh vực Y tế
- Lĩnh vực Nông nghiệp
- Lĩnh vực Viễn thông và Internet
- Lĩnh vực Tôn giáo
- Lĩnh vực Tổ chức phi chính phủ
- Lĩnh vực Văn hóa cơ sở
- Lĩnh vực Thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Đường thủy nội địa
- Lĩnh vực đường Thủy nội địa
- Lĩnh vực Hợp tác xã
- Lĩnh vực tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước
- Lĩnh vực đăng ký kinh doanh
- Lĩnh vực đường bộ
-
Cấp phường
- Lĩnh vực Nội vụ
- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
- Lĩnh vực Thanh tra
- Lĩnh vực Y tế
- Lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
- Lĩnh vực Tư Pháp
- Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin
- Lĩnh vực Địa chính - Đô thị - Môi trường
- Lĩnh vực Đấu thầu
- Lĩnh vực Tài chính
- Lĩnh vực tôn giáo
- Lĩnh vực Thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Đường Thủy nội địa
- Phòng chống thiên tai
- Liên thông
-
Cấp quận
- Hỏi đáp Thủ tục hành chính
- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội
- Cổng dịch vụ công quốc gia
Web-site Link Management
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
UBND Quận
Tiếp công dân
024.62933647
Giải quyết TTHC
024.38585652
An toàn thực phẩm
0868216873
CÁC DỊCH VỤ CỘNG ĐỒNG
Thống kê truy cập
Tin bài Tuyên truyền, Hướng dẫn Phòng cháy - Chữa cháy
Khoảng 23h00’ ngày 18/12/2024, trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn gần công viên Hòa Bình (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) xảy ra vụ cháy quán cà phê. Điểm cháy là ngôi nhà cao tầng, treo biển hiệu cơ sở kinh doanh "Hát cho nhau nghe". Khói lửa bốc lên từ tầng 1, sau đó lan lên các tầng và lan sang cửa hàng kế bên. Thời điểm cháy, quán có hơn chục người. Tất cả tìm đường thoát nạn, nhưng lối ra tầng 1 đã bị lửa án ngữ.
Ngôi nhà cháy cao ba tầng, một tum, bên phải là mảnh đất trống, bên trái là xưởng cơ khí, đối diện là cầu vượt bắc qua đường Phạm Văn Đồng. Ảnh: Web
Sau khoảng 10 phút, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã huy động hơn 10 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường chữa cháy. Đến 01h40’, việc chữa cháy và tìm kiếm nạn nhân kết thúc. 03h00’ cùng ngày, đại diện phía Công an TP Hà Nội công bố lực lượng chức năng đã hỗ trợ, đưa 7 người ra ngoài (5 người sức khỏe ổn định, 2 người đang cấp cứu) và phát hiện 11 người tử vong. Nguyên nhân, 01 nam trung niên đến quán uống bia rồi phát sinh mâu thuẫn với nhân viên quán nên mua xăng đổ vào tầng 1 rồi châm lửa đốt. Camera an ninh tại hiện trường cũng đã ghi được hình ảnh, kẻ phóng hỏa đã bị bắt.
Qua đây, có thể thấy, bất cứ lúc nào, dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì cháy, nổ đều có thể xảy ra không lường trước, việc tự trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao ý thức tăng cường đảm bảo an toàn PCCC tại nơi ở, nơi làm việc là điều không thể xem nhẹ. Sự việc vừa xảy ra là điều không mong muốn, cũng là hồi chuông cảnh báo cho toàn bộ mỗi người dân trong công tác chấp hành thực hiện quy định, tiêu chuẩn về công tác PCCC.
Thi thể được bọc kín chăn đưa lên xe cứu thương chở đến bệnh viện-Ảnh: Web)
Ngoài ra, đặc biệt, để ý tình tiết vụ việc, có thể thấy trong quá trình cứu nạn, cứu hộ, lực lượng chức năng đã gặp khó khăn khi giải cứu người bị nạn, bởi ban công tầng 02 đã bị bịt kín bằng các thanh sắt (lồng sắt, chuồng cọp). Qua đây, nhận thấy, tuy là cơ sở nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, tồn chứa nhiều chất cháy, tại cơ sở lưu trữ vật liệu dễ cháy, nổ, mọi người thường xuyên tiếp xúc, nhưng chủ cơ sở hay những người nhân công vẫn rất chủ quan với nguy cơ cháy nổ và tầm quan trọng của công tác PCCC.
Để đảm bảo an toàn PCCC và CNCH tại đồng thời tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy, hạn chế thấp nhất các sự cố cháy, nổ xảy ra; Công an quận Thanh Xuân đề nghị các cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp PCCC sau:
* Đối với các đơn vị, cơ sở
1) Có lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
2) Có hồ sơ theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Tổ chức tốt hoạt động PCCC và CNCH tại chỗ; thường xuyên và định kỳ tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC để phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề, nguy cơ phát sinh cháy, nổ;
3) Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC, nội quy, quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh đến cán bộ, công nhân viên, các hộ kinh doanh và khách hàng;
4) Rà soát và củng cố hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ, trang bị phương tiện, huấn luyện nghiệp vụ để lực lượng này có khả năng phát hiện, báo cháy và dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh;
5) Xây dựng và chuẩn bị sẵn sang các phương án thoát nạn cho người và tài sản khi cháy xảy ra; tăng cường tuần tra, canh gác 24/24 giờ tại cơ sở và khu dân cư, đặc biệt là vào thời điểm ngoài giờ hành chính, ban đêm, ngày nghỉ để phát hiện và dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh.
* Đối với các hộ gia đình - nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
1) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chấp hành theo Nghị định số 137 ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Không buôn bán, tàng trữ trái phép chất dễ cháy, nổ như pháo, pháo hoa;
2) Không lắp đặt lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng; trường hợp đã lắp thì phải bố trí ô cửa chốt trong, chuẩn bị sẵn thang, thang dây, dây tự cứu để thoát nạn khi cháy xảy ra;
3) Lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm như đầu báo cháy tự động, camera, thiết bị cảnh báo cháy sớm, thiết bị cảnh báo rò rỉ khí gas; trang bị, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như: bình chữa cháy xách tay, mặt nạ lọc độc, nước chữa cháy, nước, xô thùng múc nước, chăn chiên,... để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh;
4) Duy trì bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất dễ cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị điện; thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
5) Sử dụng an toàn các chất dễ cháy trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày, hạn chế khối lượng chất dễ cháy như xăng dầu, gas trong nhà ở;
6) Chủ động xây dựng, chuẩn bị phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra (dự kiến lối thoát thứ 2, thứ 3 ngoài cửa chính) qua lô gia, ban công, cửa sổ, lối lên mái sang mái của nhà bên cạnh để thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp. Cửa đi ra ngoài nhà tại tầng 1 nên sử dụng cửa có bản lề (cửa cánh), hạn chế lắp đặt cửa trượt, cửa cuốn;
7) Có quy định rõ nơi để chìa khóa, đèn pin, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng...) trong nhà để kịp thời mở cửa khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Trường hợp lắp đặt cửa cuốn thì cần có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở cửa khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng;
8) Bố trí khu vực bếp, nơi đun nấu hợp lý. Cách xa khu vực kho để hàng hóa; sắp xếp đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt (tủ điện, ổ cắm điện) ít nhất 0,5m; không cản trở đường, lối thoát nạn;
9) Khi đun nấu, sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy, phải có người trông coi; nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun xong phải khóa van bình gas trước, sau đó để lửa trên bếp cháy hết rồi mới tắt bếp;
10) Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến trên bàn thờ; khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan;
11) Lắp đặt hệ thống điện và thiết bị điện trong nhà phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn PCCC, chống quá tải, chập mạch; chọn dây dẫn, cáp dẫn điện có tiết diện phù hợp với khả năng chịu tải của các thiết bị điện; phải lắp thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh, từng thiết bị điện có công suất lớn; không câu mắc tùy tiện; không để hàng hóa, đồ dùng dễ cháy gần thiết bị tiêu thụ điện, bóng điện, ổ cắm, cầu dao. Lựa chọn thiết bị điện chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; thường xuyên, định kỳ kiểm tra bảo dưỡng, phát hiện, sửa chữa thay thế thiết bị điện và mạng điện bị hư hỏng hoặc không bảo đảm an toàn;
12) Không sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn vào cùng một ổ cắm; không nên sạc điện thoại, xe máy điện, xe đạp điện qua đêm; trước khi hết giờ sản xuất, kinh doanh, làm việc, khi ra khỏi nhà hoặc khi đi ngủ phải kiểm tra việc sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt, tắt thiết bị điện khi không sử dụng;
13) Bố trí lực lượng thường trực 24/24 sẵn sàng chữa cháy, xử lý sự cố ngay từ những giai đoạn đầu.
* Đối với các khu dân cư tập trung nhiều nhà, hộ gia đình
1) Tổ chức thành lập và vận động quần chúng nhân dân tham gia đội dân phòng và xây dựng các phương án chữa cháy tại các khu dân cư; tổ chức cho đội dân phòng tham gia thực tập giải quyết các tình huống giả định cháy;
2) Chủ động nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng, các cơ quan, đơn vị để phục vụ công tác chữa cháy và CNCH;
3) Thường xuyên tham gia các lớp tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về an toàn PCCC&CNCH tổ chức tại địa phương, tại nơi sinh sống, làm việc;
4) Tuyên truyền, khuyến khích đại diện mỗi hộ gia đình chấp hành và ký cam kết về đảm bảo an toàn PCCC&CNCH, phổ biến cho người dân trong khu dân cư, tổ dân phố cài đặt App “Báo cháy 114” trên điện thoại thông minh.
Khi xảy ra nhanh chóng gọi cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số điện thoại 114, Ứng dụng BAOCHAY 114, Đội CS PCCC&CNCH - Công an quận Thanh Xuân qua số điện thoại 024.35510667 hoặc Công an phường gần nhất. Và thực hiện quy trình các bước xử lý:
Bước 1: Báo động, hô hoán cho mọi người trong gia đình và người dân xung quanh biết.
Bước 2: Cắt điện. Sử dụng bình chữa cháy và các phương tiện tại chỗ để chữa cháy.
Bước 3: Tổ chức thoát nạn, cứu người bị nạn, di chuyển tài sản ra nơi an toàn.
* Mỗi người dân hãy cài đặt App “Báo cháy 114” trên điện thoại thông minh. Khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra người dân điện báo qua App “Báo cháy 114”. Mỗi cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình hãy tích cực chủ động phòng cháy, sẵn sàng chữa cháy; mở lối thoát nạn thứ 2 (tháo bỏ lồng sắt, chuồng cọp nếu có tại các lô gia và ban công). Không để xảy ra cháy, nổ là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, ổn định phát triển kinh tế xã hội.
Công an quận