Truy cập nội dung luôn
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang online: 762
Lượt truy cập trong tuần: 12620
Lượt truy cập trong tháng: 258117
Lượt truy cập trong năm: 3635949
Tổng số truy cập: 14261568
Hà Nội: Để các dịch vụ hành chính công theo phương thức mới đi vào cuộc sống
Ngày đăng 06/04/2019 | 15:30  | Lượt xem: 310

Những năm qua, việc thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4 đã được Hà Nội chú trọng triển khai với mục đích góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ tốt hơn yêu cầu của công dân, tổ chức. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa biết lợi ích của dịch vụ công mức độ 3, 4 để sử dụng…

Còn nhiều người dân chưa biết lợi ích của dịch vụ công mức độ 3, 4

Theo UBND TP Hà Nội, thời gian qua, TP đã có nhiều chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách TTHC và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, DN. Đến nay toàn TP đã có 1.055 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đạt 55% thủ tục hành chính (TTHC) của TP được triển khai cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4. Trong đó, 916 DVCTT mức 3 và 139 DVCTT mức 4; bao gồm các DVCTT tiếp nhận từ các Bộ, ngành, các DVCTT do đơn vị tự triển khai và TP triển khai trên Cổng dịch vụ công dùng chung. 761 DVCTT đang vận hành chính thức và 294 DVCTT đã xây dựng, đang vận hành thử nghiệm.

Việc triển khai DVCTT đã góp phần từng bước làm thay đổi phương thức quan hệ giữa chính quyền và người dân, giảm bớt phiền hà, nhũng nhiều, tạo thuận lợi cho người dân, DN khi đến giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc giải quyết TTHC cho người dân, DN của các cơ quan, đơn vị thuộc TP vẫn còn một số hạn chế. Trong đó, đáng lưu ý là số lượng hồ sơ thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4 còn hạn chế và chưa được quan tâm tuyên truyền tới người dân để biết, sử dụng. Việc triển khai cách thức giải quyết TTHC qua bưu chính công ích mặc dù được đánh giá là giải pháp quan trọng để tạo thuận lợi cho người dân, DN tuy nhiên số lượng hồ sơ được tiếp nhận qua dịch vụ này chưa nhiều.

Nguyên nhân một phần là công tác tuyên truyền chưa chuyển tải, giới thiệu được giá trị của việc sử dụng dịch vụ đến được với mọi người dân nên chính sách chậm lan tỏa trong đời sống xã hội. Phân tích của các cơ quan làm công tác khảo sát chỉ số hài lòng cũng đã phân tích, một số nội dung trong phiếu khảo sát cho thấy không ít người dân chưa hiểu rõ về trình tự thủ tục, năng lực vận hành của cơ quan hành chính, nhất là hệ thống "một cửa liên thông"...

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trên một số lĩnh vực, dù các đơn vị, địa phương có nhiều cải cách nhưng chỉ số hài lòng vẫn thấp. Điều này một phần là do người dân chưa có thông tin về những việc cơ quan chức năng đã thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều chính sách mới, trình tự thủ tục giải quyết các dịch vụ công, nhất là dịch vụ công trực tuyến chưa được nhiều người biết đến nên chậm được triển khai trên diện rộng.

Trong các Hội nghị giao ban của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội, các ý kiến thành viên Hội đồng cũng phản ánh, phần lớn người dân còn chưa biết đến dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của TP để sử dụng. Bởi vậy đi đôi với việc thực hiện nhiều giải pháp cải cách hành chính, Hà Nội cũng đề cao công tác tuyên truyền. Để qua đó vừa giúp người dân tham gia nhiều hơn vào việc giám sát cải cách hành chính, vừa để các dịch vụ hành chính công theo phương thức mới sớm đi vào cuộc sống...

Các buổi làm việc với Sở, ngành, địa phương về công tác cải cách hành chính, yêu cầu đổi mới và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền luôn được lãnh đạo TP đề cập đến. Đồng thời lưu ý các địa phương cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc vận động người dân tham gia vào quá trình giám sát cũng như thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Tại Chỉ thị số 12/CT-UBND về việc nâng cao chất lượng giải quyết TTHC trong cơ quan, đơn vị thuộc TP Hà Nội vai trò của công tác tuyên truyền tiếp tục được Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh. Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các cơ quan báo chí của TP tích cực tuyên truyền, phổ biến về hoạt động cải cách hành chính, cải cách TTHC và xây dựng Chính quyền điện tử của TP. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, DN trong việc thực hiện và giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.

ha noi de cac dich vu hanh chinh cong theo phuong thuc moi di vao cuoc song

ha noi de cac dich vu hanh chinh cong theo phuong thuc moi di vao cuoc song

Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian gửi, nhận hồ sơ, giảm công sức, tăng hiệu quả kinh tế. ảnh: T.Hải

 

 

Chủ động, sáng tạo trong cách thức tuyên truyền

Với nhiều nỗ lực, các hoạt động liên quan đến công tác cải cách hành chính đã đến gần với người dân hơn. Điều này thể hiện ở chỉ số hài lòng của nhân dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực đã tăng. Song, so với yêu cầu, công tác tuyên truyền vẫn cần đẩy lên một mức cao hơn, sáng tạo, sâu, sát để người dân kịp thời nắm bắt, tiếp cận và áp dụng vào thực tiễn.

Trong năm 2019, Hà Nội tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu tăng cường tuyên truyền về cải cách hành chính theo hướng đa dạng hóa hình thức, nội dung. Theo hướng này, mỗi Sở, ngành, địa phương phải chủ động, sáng tạo hơn nữa khi thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực này, vận động người dân tham gia tích cực vào việc giải quyết thủ tục hành chính qua mạng internet.

Một trong những cách làm sẽ được TP triển khai là đưa nội dung hướng dẫn sử dụng DVCTT vào phổ biến trong nhà trường. Từ đây, mỗi học sinh sẽ là một người hướng dẫn về trình tự thủ tục hành chính cho gia đình, người thân. Thực tiễn thực hiện tại một số quận huyện như quận Thanh Xuân đã cho thấy hiệu quả thiết thực từ cách làm này. Với ưu thế về khả năng tiếp cận, sử dụng thiết bị công nghệ, học sinh sẽ là những tuyên truyền viên tích cực tới gia đình, bạn bè và sẽ trở thành những công dân điện tử tương lai, phù hợp với mục tiêu xây dựng nền hành chính điện tử.

Cùng với đó TP sẽ vận động theo hướng xã hội hóa để xây dựng các ki ốt điện tử có tính năng tra cứu, tiếp nhận thông tin về cải cách hành chính, trình tự thủ tục hành chính, dịch vụ công. Dự kiến từ tháng 7-2019, Hà Nội sẽ đưa vào vận hành cổng thông tin tiếp nhận, giải đáp cho nhân dân về các thủ tục hành chính...

Việc cung cấp các DVCTT được xem là khâu quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, tiến tới xây dựng một chính quyền điện tử, một TP thông minh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này ngoài trách nhiệm chính từ phía các cơ quan Nhà nước rất cần sự tham gia tích cực của người dân, từ khâu đóng góp ý kiến, giám sát đến sử dụng dịch vụ công. Việc thông tin, tuyên truyền để người dân biết, sử dụng dịch vụ bởi thế giữ vai trò quan trọng để các chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Đồng thời góp phần mang lại hiệu quả từ hai phía: Chính quyền và người dân.

Ngày 1-4-2019, UBND TP đã ban hành Công văn số 1313/UBND-KGVX về tập trung chỉ đạo, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn TP.
Trong đó UBND TP yêu cầu Sở Thông tin và truyền thông phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí TP đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng và qua kênh mạng xã hôi, tin nhắn... nhằm nâng cao nhận thức cho người dân. Đồng thời phổ biến cho người dân, tổ chức tham gia khai thác, sử dụng Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến của TP khi làm thủ tục hành chính.

Phapluatxahoi.vn

Bản đồ số

Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?