Truy cập nội dung luôn
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang online: 3664
Lượt truy cập trong tuần: 109479
Lượt truy cập trong tháng: 109479
Lượt truy cập trong năm: 780930
Tổng số truy cập: 15144548

Tin bài Tuyên truyền, Hướng dẫn Phòng cháy - Chữa cháy Tin bài Tuyên truyền, Hướng dẫn Phòng cháy - Chữa cháy

Hà Nội: Ô tô tải cháy ngùn ngụt trên đường Vành đai 3 trên cao. Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ phương tiện giao thông đường bộ
Ngày đăng 26/12/2024 | 10:30  | Lượt xem: 114

Vào khoảng 17h50’ ngày 23/12/2024 trên đường Vành đai 3 trên cao (đoạn cuối đường Nguyễn Xiển, gần nút giao Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân), một chiếc ô tô tải bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến giao thông bị ùn tắc kéo dài theo hướng từ Thanh Trì về Mai Dịch.

Ảnh 1:Khu vực xảy ra sự cố - nguồn Web)

Phát hiện sự việc, tài xế ô tô nhanh chóng dừng xe và thoát khỏi cabin. Ngọn lửa sau đó bùng lên nhanh, cột khói đen bốc cao hàng chục mét, bao trùm chiếc xe đang đỗ ở làn đường sát dải phân cách.

Nhận được tin báo, Đội CSGT số 7 cùng lực lượng cứu hỏa nhanh chóng tiếp cận hiện trường. Vụ cháy vào giờ cao điểm khiến các phương tiện qua khu vực gặp khó khăn. Cảnh sát giao thông phải phân luồng từ xa để hạn chế ô tô lưu thông qua đoạn đường này. Đến 18h15, đám cháy được khống chế. Vụ việc không gây thương vong. Hiện các lực lượng chức năng đang gấp rút điều tra nguyên nhân, xử lý vụ việc theo quy định.

 

(Ảnh 2: Ảnh minh họa đám cháy xe vận tải hành khách)

Gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước, ngành giao thông vận tải giữ một vai trò quan trọng, cốt lõi và là xu thế phát triển tất yếu trong tương lai; sự phát triển trong ngành giao thông vận tải đó là sự cải tiến về công nghệ, sự gia tăng chóng mặt về số lượng, kiểu dáng mẫu mã và các loại động cơ phương tiện giao thông. Theo thống kê tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có khoảng 75 triệu chiếc xe gắn máy, 5,2 triệu chiếc ô tô, hàng chục nghìn chiếc xe tự chế; cùng với đó là nguy cơ cháy, nổ ứng với các loại năng lượng, nhiên liệu vận hành khác nhau. Khi xảy ra cháy các loại năng lượng, nhiên liệu này, nếu chữa cháy sai quy cách càng gây cháy lan, cháy lớn và nguy hiểm cho mọi người xung quanh.

Thời gian qua, tình hình cháy, nổ các phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và trên địa bàn quận nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) đối với các phương tiện giao thông đường bộ, Công an quận Thanh Xuân khuyến cáo một số biện pháp như sau:

1. Không nên lắp đặt thêm thiết bị điện, phụ kiện không đúng theo thiết kế của nhà sản xuất như đèn, còi, thiết bị giải trí… Nếu lắp đặt nên lựa chọn các thiết bị chính hãng và phải đảm bảo an toàn, không bị quá tải, chạm chập hệ thống điện gây cháy, nổ.

2. Vận hành, thao tác đúng quy trình; chấp hành nghiêm quy định về luật an toàn giao thông. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, nên thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa ở những nơi có uy tín, đảm bảo chất lượng.

3. Cần thường xuyên kiểm tra phương tiện, khi phát hiện thấy dấu hiệu khác lạ (khó nổ, có hơi xăng, có tiếng kêu bất thường, nhiệt độ của máy cao, có mùi khét…) cần khắc phục ngay.

4. Khi để xe trong nhà, ở nơi trông giữ, xe phải tắt máy, để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt. Tránh để xe ngoài trời nắng, nóng gây xuống cấp xe trong đó có ảnh hưởng đến bộ phận thiết bị điện, thiết bị vận hành trong xe; ánh nắng mặt trời khi gặp vật chất có hiệu ứng gây chùm ánh sáng hội tụ trong thời gian đủ lớn có thể gây cháy (chai nước, mảnh thủy tinh…), ngoài ra ở nhiệt độ cao, trong xe sinh ra các chất nguy hại gây ảnh hưởng sức khỏe con người.

5. Không mua xăng, dầu ở các điểm bán tự phát, không rõ nguồn gốc; không sử dụng các biện pháp “tiết kiệm nhiên liệu” khi chưa được kiểm chứng về mức độ an toàn. Đối với các xe động cơ điện, thực hiện đúng quy trình trong quá trình sạc tại nhà hoặc sạc tại các điểm sạc công cộng; khi sạc phải có người trông coi và đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC với các vật liệu dễ cháy xung quanh.

 

(Ảnh 3: Ảnh minh họa đám cháy xe vận tải hành khách)

6. Không để các chất dễ cháy, dễ bắt lửa trong xe, dưới yên xe, trong cốp xe, trong khoang động cơ. Đối với các xe có trọng tải lớn, xe khách chạy đường dài cần lưu ý bổ sung nước làm mát; tưới nước làm mát lốp, phanh... Việc tiếp nhận vận chuyển cần kiểm tra, phân loại các hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa có nguy cơ cháy nổ cao hoặc các loại hàng hóa khi tiếp xúc với nhau có thể gây cháy, nổ; sắp xếp, phân loại vị trí hợp lý để nếu khi có xảy ra cháy, nổ có thể thuận lợi dập tắt đám cháy hoặc cách xa các vị trí yếu hại của xe. Sau khi dừng đỗ, lưu ý kiểm tra gầm xe loại bỏ các vật nhựa, rơm rạ và các chất dễ bắt cháy.

7. Đối với các phương tiện vận chuyển có yêu cầu đặc biệt về PCCC (thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC hoặc phải được cấp giấy phép vận chuyển) thì phải thực hiện đầy đủ các bước, thủ tục cấp phép đảm bảo theo quy định của Pháp luật.

8. Đối với các bãi đỗ xe (chung cư, công ty, các điểm trông giữ xe…) phải có quy hoạch khu vực gửi xe để thuận tiện, dễ dàng sơ tán xe khi có cháy. Nhân viên làm việc ở các khu vực này phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH, được thực hành về biện pháp, phương pháp xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra.

9. Ứng với từng loại phương tiện giao thông cơ giới, đặc điểm, quy mô điểm tập kết, trông giữ xe phải thực hiện việc xây dựng, lắp ráp, trang bị hệ thống, thiết bị, phương tiện chữa cháy, phương tiện cứu nạn cứu hộ phù hợp theo đúng Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và Quy định hiện hành, đảm bảo an toàn PCCC&CNCH. (QCVN 06:2023; TCVN 3890:2009; Thông tư 148/2020/TT-BCA…).

10. Khi xảy ra cháy, nổ phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện cần bình tĩnh, tận dụng khoảng “thời gian vàng” ứng cứu trong khi chờ lực lượng chức năng tiếp cận, cụ thể:

Bước 1: Nhanh chóng đưa xe đến vị trí an toàn, tránh gần các phương tiện khác hoặc vật liệu có thể cháy lan, tắt máy.

Bước 2: Hô hoán để mọi người đến giúp đỡ, có thể tận dụng chăn chiên, bao vải nhúng nước, cát và tốt nhất là bình chữa cháy thông qua các ngóc ngách, phun chất chữa cháy vào gốc ngọn lửa để dập tắt đám cháy. Tránh để đổ xe, lật xe làm xăng dầu chảy loang hoặc ngọn lửa cháy theo hình thẳng đứng của pin lithium chuyển sang phương ngang gây cháy lan.

Bước 3: Đối với đám cháy phương tiện giao thông do tai nạn cần thực hiện phối hợp đồng thời công tác chữa cháy bảo vệ khu vực người bị nạn, mắc kẹt và thực hiện cứu người bị nạn ra khu vực an toàn.

Bước 4: Khi phát hiện ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố cần gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chuyên nghiệp theo số điện thoại 114 hoặc sử dụng ứng dụng “Báo cháy 114” trên điện thoại thông minh.

          Công an quận

Bản đồ số

Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?