Truy cập nội dung luôn
 
        
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang online: 1012
Lượt truy cập trong tuần: 78736
Lượt truy cập trong tháng: 245444
Lượt truy cập trong năm: 3623276
Tổng số truy cập: 14248895

Thanh Xuân vùng đất - con người

      Gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội trong một thiên niên kỷ qua, địa bàn quận Thanh Xuân đang ôm chứa trong mình một di sản văn hóa vô cùng phong phú. Sự hiện diện của những di sản quý giá ấy đã minh chứng cho bề dày lịch sử văn hóa hàng ngàn năm của mảnh đất cửa ngõ phía Tây Nam Kinh thành Thăng Long - Hà Nội xưa.

      Là vùng đất địa linh nhân kiệt, tụ khí anh hoa, quận Thanh Xuân trở thành một trong những trung tâm, cái nôi hội tụ tinh hoa văn hóa, để rồi từ đây, tinh hoa văn hóa ấy lại được truyền tỏa đến mọi miền của đất nước. Trên nền tảng của truyền thống hiếu học, từ bao đời nay, người dân Thanh Xuân đã xây dựng cho mình nếp sống thuần phong mỹ tục. Nét đẹp ấy được thể hiện trong các tập tục, trong các mối quan hệ ứng xử giữa cá nhân với dòng họ, với cộng đồng, giữa các dòng họ, giữa các làng xã với nhau và cao hơn là trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc. Sự hiện tồn của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng sinh hoạt làng xã sống động thông qua lễ hội đang từng ngày, từng giờ được khôi phục lại đã khẳng định sức sống bền vững của những yếu tố truyền thống tốt đẹp trên vùng đất Kẻ Mọc - Tam Khương xưa trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hôm nay.

      Nếu như địa thế của Thủ đô Hà Nội trước đây nằm trọn vẹn giữa hai dòng sông lịch sử, với Hà Nội:

      Nhị Hà quanh Bắc sang Đông

      Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này

      thì vị trí quận Thanh Xuân cũng nằm bên trong hai dòng Tô Lịch và Nhuệ Giang:

      Sông Tô một dải lượn vòng

      Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh

      Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho các làng xã xưa của quận Thanh Xuân có những thay đổi mạnh mẽ. Quá trình đó đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống của nhân dân địa phương. Địa bàn chuyển biến nhanh nhất phải kể đến các làng nằm ở phía Đông Bắc của quận như làng Khương Trung (thuộc phường Khương Trung, một phần phường Khương Mai); làng Phương Liệt (phường Phương Liệt); làng Thượng Đình (phường Thượng Đình - một phần Hạ Đình). Các làng nằm ở phía Tây Bắc, Đông Nam của quận như phường Nhân Chính, phường Khương Đình, Hạ Đình, sự chuyển biến có phần chậm hơn. Tuy vậy tính chất làng xã xưa còn bảo lưu khá đậm nét trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân tại các địa phương này. Phần phía Tây Nam của quận thuộc địa bàn các phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, một phần của phường Nhân Chính là nơi hình thành các nhà máy, xí nghiệp, các khu nhà ở tập thể, chung cư cao tầng, là nơi nhiều luồng cư dân từ nơi khác chuyển về sinh sống, do đó những vết tích của ruộng vườn ao hồ, làng xã cũ phần nhiều bị khỏa lấp, nếp sinh hoạt làng xã xưa trên địa bàn này cũng vì thế mà bị mai một dần.

      Khu vực đường vành đai 3, hướng đi cầu Thanh Trì được giải phóng mặt bằng, hình thành tuyến đường mới Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Những khu dân cư cũ thuộc các làng Nhân Chính, Hạ Đình, Kim Giang nhường chỗ cho các dự án xây dựng khu chung cư, đường giao thông... phục vụ đời sống dân sinh. Hiện tại khu dân cư thuộc làng xã xưa đã trở thành những khu vực đan xen, chia hai phần rõ rệt: khu vực thuộc các làng xã cũ một phần thuộc các phường Phương Liệt, Khương Đình, Hạ Đình, Khương Trung, Nhân Chính vẫn còn tồn tại những nếp nhà truyền thống, từ đường các dòng họ, người dân sống quây quần theo dòng họ, theo ngõ xóm, mối quan hệ trong cộng đồng dân cư khá mật thiết. Khu dân cư mới xây dựng về sau này trên địa bàn các phường Khương Mai, Kim Giang, Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam và một phần Nhân Chính, đại bộ phận là các khu nhà lắp ghép, tập thể, nhà cao tầng khép kín tách biệt và các khu chung cư hiện đại.

      Tất cả những đặc điểm trên đây cho thấy toàn cảnh diện mạo đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân Thanh Xuân ngày nay, vừa bảo lưu, phát huy những yếu tố văn hóa truyền thống, vừa hội nhập những yếu tố văn hóa hiện đại, trong đó ít nhiều có tiếp thu văn hóa từ các vùng miền trong cả nước, tạo thành một “phức hợp” văn hóa đa dạng và phong phú.

 

** Toàn văn tại đây

 

 

Bản đồ số

Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?