Truy cập nội dung luôn
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang online: 5357
Lượt truy cập trong tuần: 102298
Lượt truy cập trong tháng: 102298
Lượt truy cập trong năm: 773749
Tổng số truy cập: 15137367

An toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Quận Thanh Xuân: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa bão, lũ
Ngày đăng 08/08/2020 | 15:00  | Lượt xem: 344

Để chủ động bảo vệ sức khỏe người dân, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, trước khi có bão, lũ hướng dẫn người dân, đặc biệt là các vùng có nguy cơ bão, lũ cao cần có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hóa chất sát khuẩn của ngành y tế.

Về phía cơ quan y tế chủ động dự trữ hóa chất, phương tiện, nhân lực sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm, không để lan rộng.

Trong khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm. Thực hiện ăn chín, uống chín. Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế. Chủ động bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày. Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh.

Sau khi bão, lũ rút, hướng dẫn nhân dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh giếng nước, công trình công cộng bị ô nhiễm, chủ động bổ sung vitamin và rau xanh vào khẩu phần ăn. Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo không xảy ra tình trạng thực phẩm không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường. Chủ động xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm, không để lan rộng.

Bên cạnh đó, để phòng chống dịch bệnh sau bão lụt, người dân cần thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như Cloramin B hoặc viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn xác động vật. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm sau mua lũ để giữ gìn sức khỏe gia đình

- Thực hiện vệ sinh ăn uống: "Ăn chín, uống chín”, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống; Rửa tay sạch bằng trước khi ăn uống và sau khi vệ sinh; Nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm phải khử trùng; Dụng cụ, bát đũa cần rửa sạch và nhúng nước sôi trước khi ăn.

- Bảo quản tốt lương thực, thực phẩm tránh ẩm, mốc, mối mọt và ngập nước; Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, phòng chống côn trùng, động vật gây bệnh và ruồi, nhặng xâm nhập. 

- Phát hiện sớm, xử lý kịp thời thực phẩm ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời. Tuyệt đối không dùng phân tươi để bón, tưới rau, củ quả.

- Theo Cục An toàn thực phẩm, khi báo, lũ xảy ra, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất cao, vì thế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm.

- Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật, người dân cần chủ động bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày.

-Vì vậy đảm bảo an toàn thực phẩm chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta mỗi sinh chúng ta bằng những hành động nhỏ việc làm cụ thể như sau:

+  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ rửa tay sạch trước khi ăn, không thức ăn những thức ăn chế biến sẵn, bánh kẹo,nước ngọt ở các quán không rõ nguồn gốc và hết hạn sử dụng . Tránh ăn ở cửa hàng, quán ăn không có nước sạch hoặc cách xa nguồn nước sạch và không có tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vỉa hè) hoặc không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có mái che). Mỗi cá nhân là tuyên truyền viên tích cực cho gia đình cùng thực hiện về trồng rau sạch, không sử dụng hóa chất kích thích, không phun quá nhiều hoá chất trừ sâu, không tưới phân tươi, rau bán cũng như rau trồng để nhà ăn, đảm bảo an toàn như nhau.

  + Để có bữa ăn hợp lý, an toàn, mọi người trong gia đình cần chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày của các gia đình.

Phòng Y tế quận

 

 

Bản đồ số

 
















Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?