Skip to Content
GIỚI THIỆU CHUNG
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Cải cách hành chính















ĐƯỜNG DÂY NÓNG

UBND Quận

Tiếp công dân

024.62933647

Giải quyết TTHC

024.38585652

An toàn thực phẩm

0868216873

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

User Online: 4716
Access in week: 96900
Access in month: 96900
Access in year: 768351
Total visited: 15131969

An toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Quận Thanh Xuân tổ chức triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2019
Publish date 26/04/2019 | 16:00  | Lượt xem: 391

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội về triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2019, với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,

Ngày 17/4/2019, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Kế hoạch số 147/KH-UBND về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019 triển khai trên địa bàn toàn quận. Với mục tiêu nhằm tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đẩy mạnh công tác kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm. Nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Theo nội dung kế hoạch:

1. Thời gian và phạm vi triển khai:

- Thời gian: Chiến dịch tuyên truyền: Từ nay đến 15/5/2019

                   Hội nghị: Từ 10/4 đến 20/4/2019

                   Kiểm tra ATTP: Từ 15/4/2019 đến 15/5/2019.

- Phạm vi triển khai: Trên địa bàn quận Thanh Xuân.

2. Các hoạt động cụ thể:

Tổ chức triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm”: Tổ chức Hội nghị triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2019 trên địa bàn quận.

Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm ATTP: Các phòng, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về ATTP; tuyên truyền chính sách pháp luật, kiến thức về ATTP; Tăng cường tuyên truyền các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, điểm cung cấp thực phẩm an toàn có kiểm soát của quận nhằm quảng bá khích lệ sản xuất thực phẩm an toàn; Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.

Đối tượng ưu tiên truyền thông: Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm; Chính quyền UBND quận, phường; Người tiêu dùng thực phẩm.

            Nội dung truyền thông: Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức và làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong việc bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật; Gửi tin bài về hoạt động triển khai Tháng hành động tại địa phương để đăng tải trên Website của các Sở, ngành Thành phố, Cổng thông tin điện tử của quận, phường.

Tổ chức các hoạt động kiểm tra trong Tháng hành động: Cấp quận thành lập 02 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP bao gồm các thành phần: phòng Y tế, phòng Kinh tế, Trung tâm Y tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Công an quận, Đội Quản lý thị trường số 12 (Lãnh đạo phòng Y tế chủ trì 01 đoàn, Lãnh đạo phòng Kinh tế chủ trì 01 đoàn); Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP phục vụ Tháng hành động năm 2019 tại một số phường. Phúc tra, giám sát các cơ sở do phường kiểm tra; kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được phân cấp trên địa bàn quận quản lý. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm rượu, thực phẩm không an toàn. UBND các phường xây dựng Kế hoạch “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2019 tại phường; tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phường, chợ và thức ăn đường phố theo phân cấp. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không an toàn; Tổ chức ký cam kết trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định. Yêu cầu công khai nguồn gốc và Giấy chứng nhận/Cam kết ATTP cho khách hàng tại từng cơ sở. Với yêu cầu, các đoàn kiểm tra tổ chức cần đầy đủ thành phần, chuyên môn và đủ thẩm quyền, chuẩn bị đầy đủ các văn bản có liên quan, trang thiết bị kỹ thuật lấy mẫu, dụng cụ kiểm tra nhanh tại hiện trường, xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Xác định "Tháng hành động vì An toàn thực phẩm" năm 2019, là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn; Tại kế hoạch, UBND quận đã nhấn mạnh việc gắn trách nhiệm của UBND quận, phường để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương với các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong đảm bảo ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.

         3. Khẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm tháng hành động năm 2019:

            1. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019.

          2. Sử dụng thực phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe toàn dân, đến giống nòi.

          3. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

          4. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, chế biến  thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

          5. Không sử dụng cồn công nghiệp để pha và sản xuất rượu cho người tiêu dùng.

          6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

          7. Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

          8. Lựa chọn thực phẩm, rau, thịt, thủy sản tươi sống sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khoẻ.

          9. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

          10. Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.

Phòng VHTT

Bản đồ số

 
















Bình chọn Bình chọn

Khả năng đáp ứng thông tin của Cổng TTĐT ?